Ai là người có quyền bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao?

Cho tôi hỏi ai là người có quyền bổ nhiệm Thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao? (Câu hỏi của anh Tâm - Hà Nội).

Thẩm phán là gì? Các ngạch Thẩm phán được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 65 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, Thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật này được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 65 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, có các ngạch Thẩm phán như sau:

- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

- Thẩm phán cao cấp.

- Thẩm phán trung cấp.

- Thẩm phán sơ cấp.

Tùy vào Tòa án nhân dân mỗi cấp thì sẽ yêu cầu các ngạch Thẩm phán khác nhau.

Ai là người có quyền bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao? (Hình từ Internet).

Ai là người có quyền bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao? (Hình từ Internet).

Cần đáp ứng điều kiện nào để được bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao?

Căn cứ theo Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về tiêu chuẩn Thẩm phán như sau:

Tiêu chuẩn Thẩm phán
1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
3. Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
4. Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Căn cứ theo Điều 69 Luật Tổ chức Toà án nhân dân 2014 quy định như sau:

Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
a) Đã là Thẩm phán cao cấp từ đủ 05 năm trở lên;
b) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng.
2. Người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức và có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Điều kiện để được bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bao gồm:

Đối với người công tác tại Tòa án:

- Đáp ứng các tiêu chuẩn Thẩm phán theo luật định

- Đã là Thẩm phán cao cấp từ đủ 05 năm trở lên

- Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng.

Đối với người không công tác tại Tòa án:

- Phải là người giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao. Hoặc những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức và có uy tín cao trong xã hội.

- Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng.

Ai là người có quyền bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao?

Căn cứ theo Điều 88 Hiến pháp 2013 có quy định như sau:

Điều 88.
Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây
....
3. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá;
.....

Căn cứ theo khoản 7 Điều 70 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
.....
7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia.
.....

Tại Điều 72 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có quy định về thủ tục phê chuẩn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:

Thủ tục phê chuẩn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Hồ sơ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để xem xét, đưa ra tại phiên họp gần nhất của Quốc hội.
3. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội có trách nhiệm thẩm tra tờ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
4. Quốc hội xem xét và ra Nghị quyết phê chuẩn đề nghị việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
5. Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Như vậy, căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước là người có thẩm quyền bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Cụ thể, thủ tục phê chuẩn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện như sau:

Bước 1: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Bước 2: Gửi hồ sơ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để xem xét, đưa ra tại phiên họp gần nhất của Quốc hội.

Bước 3: Ủy ban Tư pháp của Quốc hội có trách nhiệm thẩm tra tờ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Bước 4: Quốc hội xem xét và ra Nghị quyết phê chuẩn đề nghị việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Bước 5: Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Trân trọng!

Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao
Hỏi đáp Pháp luật
Ai là người có quyền bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao?
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Hỏi đáp pháp luật
Hội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những vụ án hình sự nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục phê chuẩn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Chuẩn bị mở phiên họp xem xét đề nghị, kiến nghị quyết định hình sự của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được bổ nhiệm theo thủ tục như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Hồ sơ cá nhân đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm những giấy tờ, tài liệu gì?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục bổ nhiệm lại Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Hồ sơ cá nhân đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm những tài liệu, giấy tờ nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đề nghị miễn nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện theo trình tự, thủ tục nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao
Dương Thanh Trúc
11,904 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào