Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được bổ nhiệm theo thủ tục như thế nào?
Thủ tục bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được quy định tại Điều 5 Quyết định 866/QĐ-TANDTC năm 2016 Quy định về trình tự, thủ tục và mẫu hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau:
1. Đối với nhân sự từ nguồn cán bộ trong Tòa án nhân dân (theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 Luật tổ chức Tòa án nhân dân).
a) Bước 1: Chuẩn bị nhân sự
Căn cứ nhu cầu công tác, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước về chủ trương, số lượng, cơ cấu Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Đồng thời, gửi Ban Tổ chức Trung ương để giới thiệu nhân sự (thuộc Khoản 2 Điều 69 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014) và phối hợp triển khai các bước của quy trình bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
Sau khi có ý kiến đồng ý của Chủ tịch nước, trong thời gian 5 ngày làm việc, Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao lập danh sách những người có đủ tiêu chuẩn, Điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 Luật tổ chức Tòa án nhân dân, báo cáo Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao xem xét.
Tập thể Ban cán sự đảng, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao thảo luận, nhận xét, đánh giá, thống nhất danh sách nhân sự để đưa ra lấy ý kiến tại Hội nghị cán bộ chủ chốt của Tòa án nhân dân tối cao. Đồng thời, có văn bản gửi đến các cơ quan, bộ, ngành ở Trung ương (nơi có dự kiến nhân sự Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo ý kiến của Chủ tịch nước) để giới thiệu nhân sự.
b) Bước 2: Tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt lấy ý kiến đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Quy định này).
c) Bước 3: Tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan Tòa án nhân dân tối cao.
Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan Tòa án nhân dân tối cao thảo luận, biểu quyết (bằng phiếu kín) về danh sách nhân sự dự kiến bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao giới thiệu.
d) Bước 4: Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định danh sách dự kiến bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Trên cơ sở kết quả tại Bước 3, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao thảo luận và tiến hành biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín). Nhân sự đưa vào danh sách tiến hành quy trình bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được đa số các thành viên trong tập thể Ban cán sự đảng, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao tán thành.
đ) Bước 5: Lập hồ sơ và báo cáo cơ quan có thẩm quyền
Trên cơ sở kết quả tại Bước 4, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo lập hồ sơ cá nhân đối với những người được giới thiệu làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, báo cáo Chủ tịch nước, Ban Tổ chức Trung ương để thẩm định nhân sự. Sau khi có ý kiến của Chủ tịch nước, các Ban của Đảng ở Trung ương, Vụ Tổ chức - Cán bộ tổng hợp, báo cáo Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao cho ý kiến, để đề nghị Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia xem xét, tuyển chọn.
e) Bước 6: Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia tiến hành phiên họp xem xét, tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia xem xét, tuyển chọn đối với từng người trong danh sách theo quy định tại Điều 9 Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia ban hành kèm theo Nghị quyết số 929/2015/UBTVQH13 ngày 15/5/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia ban hành Nghị quyết phiên họp tuyển chọn Thẩm phán, để đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Căn cứ Nghị quyết phiên họp của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao có văn bản (kèm theo hồ sơ) báo cáo Ban Bí thư (qua Ban Tổ chức Trung ương).
g) Bước 7: Trình Quốc hội phê chuẩn
Sau khi có ý kiến bằng văn bản của Ban Bí thư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao lập Tờ trình Quốc hội về việc phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Hồ sơ trình Quốc hội được chuyển đến Ủy ban Tư pháp của Quốc hội để thẩm tra và báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội đưa ra tại phiên họp gần nhất của Quốc hội, gồm các tài liệu:
- Tờ trình của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
- Biên bản phiên họp và Nghị quyết của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia;
- Hồ sơ cá nhân của người dự kiến được đề nghị phê chuẩn làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
h) Trình Chủ tịch nước bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Các thủ tục, hồ sơ trình Chủ tịch nước như quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều này và được chuyển đến Văn phòng Chủ tịch nước để trình Chủ tịch nước. Căn cứ Nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội, Chủ tịch nước quyết định bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Đối với nhân sự từ nguồn cán bộ không công tác trong Tòa án nhân dân (theo quy định tại Khoản 2 Điều 69 Luật tổ chức Tòa án nhân dân) được dự kiến giới thiệu làm quy trình bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện theo các bước như Khoản 1 Điều này, trừ bước 2, 3 và 4.
Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 866/QĐ-TANDTC năm 2016.
Trân trọng thông tin đến bạn!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Thủ đô Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố vì hòa bình vào năm nào?
- Bộ Tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên mới file Word mới nhất?
- Mẫu thông báo nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải áp dụng từ 5/1/2025?
- Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025?