Thư ký tòa án có được cấp phát trang phục khi đi làm hay không? Thư ký tòa án được sử dụng lễ phục trong những trường hợp nào?
Thư ký tòa án có được cấp phát trang phục khi đi làm hay không?
Tại Điều 9 Quy chế cấp phát, sử dụng và quản lý trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm, Giấy chứng nhận chức danh tư pháp, Giấy chứng nhận Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 1738/QĐ-TANDTC năm 2017 về Quy chế cấp phát, sử dụng và quản lý trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm, Giấy chứng nhận chức danh tư pháp, Giấy chứng nhận Tòa án nhân dân có quy định như sau:
Cấp trang phục
Việc cấp trang phục được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 1214/2016/NQ-UBTVQH13 ngày 13 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ, Quốc hội về trang phục của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân; Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm và Nghị quyết số 221/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 09 tháng 01 năm 2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trang phục đối với cán bộ, công chức Tòa án nhân dân, cụ thể:
1. Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc cấp trang phục cho Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức, viên chức, người lao động, tại Tòa án nhân dân tối cao;
2. Tòa án quân sự Trung ương thực hiện việc cấp trang phục nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, cán bộ, nhân viên tại các Tòa án quân sự theo quy định của Bộ Quốc phòng;
3. Tòa án nhân dân cấp cao thực hiện việc cấp trang phục cho Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức, người lao động tại Tòa án nhân dân cấp cao;
4. Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc cấp trang phục cho Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức, người lao động tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh.
Theo đó, Thư ký tòa án sẽ được Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án quân sự Trung ương; Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân cấp tỉnh cấp trang phục tùy vào nơi công tác của Thư ký tòa án.
Thư ký tòa án có được cấp phát trang phục khi đi làm hay không? Thư ký tòa án được sử dụng lễ phục trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Thư ký tòa án được sử dụng lễ phục trong những trường hợp nào?
Tại Điều 11 Quy chế cấp phát, sử dụng và quản lý trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm, Giấy chứng nhận chức danh tư pháp, Giấy chứng nhận Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 1738/QĐ-TANDTC năm 2017 có quy định về việc sử dụng lễ phục như sau:
Sử dụng lễ phục
1. Thẩm phán, Công chức, viên chức sử dụng lễ phục trong các trường hợp sau:
a) Lễ mít tinh kỷ niệm do Đảng, Nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao tổ chức;
b) Lễ công bố và trao các quyết định bổ nhiệm;
c) Lễ vinh danh Thẩm phán tiêu biểu, Thẩm phán mẫu mực;
d) Hội nghị tổng kết và triển khai công tác năm;
đ) Đại hội Đảng toàn quốc;
e) Họp Quốc hội;
g) Lễ đón nhận huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước.
2. Việc sử dụng lễ phục trong các trường hợp khác quy định tại khoản 1 Điều này do Trưởng ban tổ chức Hội nghị hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định.
3. Khi sử dụng lễ phục, Thẩm phán, công chức, viên chức được đeo huân chương, huy chương, kỷ niệm chương, huy hiệu của Đảng, Nhà nước, của Tòa án nhân dân ở ngực áo bên trái theo thứ tự hạng bậc từ cao đến thấp, từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.
The đó, Thư ký tòa án được xem là công chức trong ngành tòa án. chính vì vậy, Thư ký tòa án được sử dụng lễ phục trong những trường hợp sau:
- Lễ mít tinh kỷ niệm do Đảng, Nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao tổ chức;
- Lễ công bố và trao các quyết định bổ nhiệm;
- Lễ vinh danh Thẩm phán tiêu biểu, Thẩm phán mẫu mực;
- Hội nghị tổng kết và triển khai công tác năm;
- Đại hội Đảng toàn quốc;
- Họp Quốc hội;
- Lễ đón nhận huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước.
Việc sử dụng lễ phục trong các trường hợp khác sẽ do Trưởng ban tổ chức Hội nghị hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định.
Những trường hợp nào không bắt buộc thư ký tòa án sử dụng đúng trang phục?
Tại Điều 13 Quy chế cấp phát, sử dụng và quản lý trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm, Giấy chứng nhận chức danh tư pháp, Giấy chứng nhận Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 1738/QĐ-TANDTC năm 2017 có quy định về những trường hợp không bắt buộc sử dụng đúng trang phục như sau:
Những trường hợp không bắt buộc sử dụng đúng trang phục
1. Do yêu cầu công tác, tiếp khách quốc tế, hội thảo quốc tế hoặc tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, hoạt động xã hội.
2. Nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thời gian mang thai từ tháng thứ 3 đến khi sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp khi thực hiện nhiệm vụ theo quy định phải sử dụng trang phục.
Theo đó, những trường hợp không bắt buộc thư ký tòa án sử dụng đúng trang phục như:
- Do yêu cầu công tác, tiếp khách quốc tế, hội thảo quốc tế hoặc tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, hoạt động xã hội.
- Nữ thư ký trong thời gian mang thai từ tháng thứ 3 đến khi sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp khi thực hiện nhiệm vụ theo quy định phải sử dụng trang phục.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?