Hiệu trưởng trường đại học tư thục có phải là công chức hay không?

Cho hỏi: Hiệu trưởng trường đại học tư thục có phải là công chức? Câu hỏi chị Hoa (Tam Kỳ-Quảng Nam)

Hiệu trưởng trường đại học tư thục có phải là công chức?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về cán bộ, công chức như sau:

Cán bộ, công chức
...
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
...

Tại Điều 7 Luật Giáo dục đại học 2012, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 có quy định về cơ sở giáo dục đại học như sau:

Cơ sở giáo dục đại học
1. Cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, bao gồm đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật
Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.
2. Loại hình cơ sở giáo dục đại học bao gồm:
a) Cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu;
b) Cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động.
Cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại học mà nhà đầu tư cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi nhận trong quyết định cho phép thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục đại học; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phân lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học.
Chỉ chuyển đổi cơ sở giáo dục đại học tư thục sang cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

Căn cứ theo các quy định trên, công chức là những người làm việc tại các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Mặc khác, cơ sở giáo dục đại học tư thục (trường đại học tư thục) do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động.

Chính vì vậy, hiệu trưởng trường đại học tư thục không phải là công chức.

Hiệu trưởng trường đại học tư thục có phải là công chức? Hiệu trưởng trường đại học tư thục có thuộc đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp không?

Hiệu trưởng trường đại học tư thục có phải là công chức hay không? (Hình từ Internet)

Việc công nhận hiệu trưởng của trường đại học tư thục thuộc thẩm quyền của ai?

Tại Điều 8 Nghị định 99/2019/NĐ-CP có quy định về việc công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch hội đồng trường, công nhận hiệu trưởng của trường đại học tư thục và trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận như sau:

Thủ tục thành lập hội đồng trường, công nhận hội đồng trường; công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch hội đồng trường, công nhận hiệu trưởng của trường đại học tư thục và trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận
...
5. Thủ tục quyết định nhân sự hiệu trưởng và công nhận hiệu trưởng của trường đại học tư thục và trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận thuộc thẩm quyền của hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu, thực hiện theo thủ tục được quy định tại khoản 6 Điều 7 Nghị định này.
6. Việc công nhận hội đồng trường; công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch hội đồng trường, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên khác của hội đồng trường; công nhận hiệu trưởng trường đại học thành viên của đại học tư thục và đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận thuộc thẩm quyền của hội đồng đại học, trừ trường hợp quy chế tổ chức và hoạt động của đại học tư thục và đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận quy định do hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu của đại học quyết định công nhận.

Căn cứ theo quy định trên, việc công nhận hiệu trưởng của trường đại học tư thục thuộc thẩm quyền của hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu trường tư thục.

Điều kiện cho phép thành lập trường đại học tư thục tại Việt Nam?

Tại Điều 87 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 33 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đã có quy định điều kiện cho phép thành lập trường đại học tư thục như sau:

- Có đề án thành lập trường đại học phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới các trường đại học được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với trường đại học tư thục, khuyến khích thành lập trường hoạt động không vì lợi nhuận.

- Có văn bản chấp thuận về việc thành lập trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính (trừ trường hợp trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

- Có diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính tối thiểu là 05 ha và đạt bình quân tối thiểu là 25 m2/sinh viên tại thời điểm trường có quy mô đào tạo ổn định sau 10 năm phát triển.

- Phải có vốn đầu tư với mức tối thiểu là 1000 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng trường); vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản; đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập trường đại học tư thục, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 500 tỷ đồng.

- Có dự kiến cụ thể về số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu, đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, trình độ đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với lộ trình để mở mã ngành và tuyển sinh đào tạo trong đề án thành lập trường.

Trân trọng!

Cơ sở giáo dục đại học
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cơ sở giáo dục đại học
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 20/11/2024, điều kiện cho phép phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học hoạt động đào tạo cần đáp ứng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức chuyển Trường Đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân từ ngày 07/10/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đại học quốc gia Hà Nội và Đại học quốc gia TPHCM có bao nhiêu trường đại học thành viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách các trường đại học được công nhận đạt chuẩn kiểm định nước ngoài?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách các trường Đại học công lập ở TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội đầy đủ, chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Học phí Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Học phí Học viện Ngân hàng 2024-2025 là bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Học phí Đại học Ngoại thương 2024 bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Học phí các trường đại học ở TP Hồ Chí Minh năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự kiến thành lập Trường ĐH Khoa học sức khỏe thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cơ sở giáo dục đại học
Nguyễn Trần Cao Kỵ
974 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào