Đã có Thông tư hướng dẫn vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê?
- Đã có Thông tư hướng dẫn vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê?
- Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê trong các cơ quan, tổ chức hành chính bao gồm những vị trí nào?
- Đề án vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê bao gồm những nội dung gì?
Đã có Thông tư hướng dẫn vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê?
Ngày 20/4/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư 03/2023/TT-BKHĐT hướng dẫn vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê.
Theo đó, Thông tư 03/2023/TT-BKHĐT sẽ hướng dẫn vị trí việc làm đối với công chức của các cơ quan, tổ chức hành chính thực hiện chức năng tham mưu quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê từ trung ương đến địa phương bao gồm:
- Cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu Công nghiệp và Khu Kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh).
- Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp huyện).
Thông tư 03/2023/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 15/6/2023.
Đã có Thông tư hướng dẫn vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê? (Hình từ Internet)
Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê trong các cơ quan, tổ chức hành chính bao gồm những vị trí nào?
Tại Phụ lục I Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BKHĐT có quy định các quy định 26 vị trí như sau:
Đề án vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê bao gồm những nội dung gì?
Tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 03/2023/TT-BKHĐT có quy định về trình tự phê duyệt vị trí việc làm; hồ sơ trình, nội dung và thời hạn thẩm định đề án vị trí việc làm, điều chỉnh vị trí việc làm như sau:
Trình tự phê duyệt vị trí việc làm; hồ sơ trình, nội dung và thời hạn thẩm định đề án vị trí việc làm, điều chỉnh vị trí việc làm
1. Trình tự phê duyệt vị trí việc làm: thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức.
2. Hồ sơ trình, nội dung và thời hạn thẩm định đề án vị trí việc làm: thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức.
3. Việc điều chỉnh vị trí việc làm: thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức.
Tại Điều 8 Nghị định 62/2020/NĐ-CP có quy định hồ sơ trình, nội dung và thời hạn thẩm định đề án vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức như sau:
Hồ sơ trình, nội dung và thời hạn thẩm định đề án vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức
1. Hồ sơ trình đề án vị trí việc làm, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt đề án vị trí việc làm;
b) Đề án vị trí việc làm;
c) Bản sao các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Nội dung đề án vị trí việc làm
a) Cơ sở pháp lý của việc xây dựng đề án vị trí việc làm;
b) Thống kê và phân nhóm công việc theo chức năng, nhiệm vụ, tính chất, mức độ phức tạp của từng công việc trong cơ quan, tổ chức;
c) Xác định vị trí việc làm, gồm: Bản mô tả công việc, khung năng lực, ngạch công chức đối với từng vị trí việc làm;
d) Tổng hợp vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức;
đ) Kiến nghị, đề xuất (nếu có).
3. Nội dung thẩm định:
a) Hồ sơ trình phê duyệt đề án vị trí việc làm;
b) Cơ sở pháp lý của việc xây dựng đề án vị trí việc làm;
c) Vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức.
4. Thời hạn thẩm định
Trong thời hạn 40 ngày làm việc (đối với hồ sơ đề nghị phê duyệt lần đầu), 25 ngày làm việc (đối với hồ sơ đề nghị điều chỉnh) kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm thẩm định Đề án vị trí việc làm quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này phải hoàn thành việc thẩm định để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp cấp có thẩm quyền yêu cầu điều chỉnh hoặc không đồng ý thì cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm thẩm định phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, đề án vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê bao gồm nội dung:
- Cơ sở pháp lý của việc xây dựng đề án vị trí việc làm;
-Thống kê và phân nhóm công việc theo chức năng, nhiệm vụ, tính chất, mức độ phức tạp của từng công việc trong cơ quan, tổ chức;
- Xác định vị trí việc làm, gồm: Bản mô tả công việc, khung năng lực, ngạch công chức đối với từng vị trí việc làm;
- Tổng hợp vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức;
- Kiến nghị, đề xuất (nếu có).
Nội dung thẩm định đề án vị trí việc làm bao gồm:
- Hồ sơ trình phê duyệt đề án vị trí việc làm;
- Cơ sở pháp lý của việc xây dựng đề án vị trí việc làm;
- Vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?