Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh là hành vi vi phạm pháp luật?
- Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh có phải là hành vi vi phạm pháp luật?
- Cá nhân vi phạm về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị xử lý như thế nào như thế nào?
- Tổ chức vi phạm về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị xử lý như thế nào như thế nào?
Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh có phải là hành vi vi phạm pháp luật?
Căn cứ khoản 5 Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018 có quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh như sau:
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
1. Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
2. Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
3. Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
4. Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
5. Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.
6. Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.
7. Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.
8. Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
9. Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.
10. Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.
11. Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018 có quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm như sau:
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
...
2. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 11 của Luật này.
Như vậy, hành vi thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh là trường hợp thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm.
Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh là hành vi vi phạm pháp luật? Xử lý vi phạm như thế nào? (Hình từ Internet)
Cá nhân vi phạm về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị xử lý như thế nào như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 217 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 50 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về cạnh tranh như sau:
Tội vi phạm quy định về cạnh tranh
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
...
Như vậy, nếu người nào có hành vi vi phạm thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh sẽ bị tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.
Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Tổ chức vi phạm về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị xử lý như thế nào như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 4 Điều 217 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm b khoản 50 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về cạnh tranh như sau:
Tội vi phạm quy định về cạnh tranh
.....
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
...
Như vậy, nếu một doanh nghiệp là pháp nhân thương mại có hành vi vi phạm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sẽ:
- Bị phạt bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng đối với trường hợp thuộc khoản 1 Điều 217 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 50 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
- Bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm đối với trường hợp thuộc khoản 2 Điều 217 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 50 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Lưu ý: Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?