Hành vi xâm hại trẻ em bị phạt bao nhiêu năm tù? Cần làm gì để bảo vệ trẻ em?

Xâm hại trẻ em là gì? Xâm hại trẻ em bị phạt bao nhiêu năm tù? Cần áp dụng biện pháp nào để bảo vệ trẻ em? Câu hỏi của anh Phúc Đức (Điện Biên)

Xâm hại trẻ em là gì?

Tại Điều 1 Luật Trẻ em 2016 quy định:

Trẻ em
Trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Người dưới 16 tuổi thì được xem là trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Tại khoản 5, Điều 4 Luật Trẻ em 2016 quy định:

Giải thích từ ngữ
...
5. Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.

Xâm hại trẻ em là sửa dụng các hình thức khác nhau nhằm mục đích làm tổn hại về thể chất, tinh thần, nhân phẩm của trẻ em.

Pháp luật quy định về hành vi xâm hại trẻ em thế nào? Cần làm gì để bảo vệ trẻ em?Pháp luật quy định về hành vi xâm hại trẻ em thế nào? Cần làm gì để bảo vệ trẻ em? (Hình từ Internet)

Hành vi nào là xâm hại trẻ em?

- Hành vi hiếp dâm trẻ em: là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của trẻ em hoặc thủ đoạn khác giao cấu với trẻ em trái với ý muốn của họ.

- Đối với nạn nhân là trẻ em chưa đủ 13 tuổi thì mọi trường hợp giao cấu đều bị coi là hành vi hiếp dâm trẻ em. Người phạm tội có thể bị phạt tù có thời hạn từ 7 năm đến 10 năm, tù chung thân hoặc tử hình theo quy định tại Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015.

- Hành vi cưỡng dâm trẻ em: Người phạm tội cưỡng dâm trẻ em có thể bị phạt tù có thời hạn từ 5 đến 20 năm hoặc tù chung thân theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Hình sự 2015.

Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với trẻ em: Người phạm tội có các hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với trẻ em có thể đối diện với mức án tù từ 01 năm đến 05 năm, cao nhất có thể lên tới 15 năm theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015.

- Tội dâm ô trẻ em: Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015, người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với trẻ em không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác bị áp dụng hình phạt tù từ 06 tháng tới 03 năm, mức phạt tối đa có thể từ 7 năm đến 12 năm.

- Tội mua bán trẻ em: Theo quy định tại Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi Khoản 28 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 người phạm tội có hành vi mua bán trẻ em có mức phạt tối thiểu 12 năm tù, với những hành vi nghiêm trọng được quy định tại khoản 3 Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015 thì mức án có thể lên tới mức án tù chung thân.

- Tội đánh tráo trẻ em: Người phạm tội đánh tráo trẻ em có thể bị áp dụng hình phạt tù từ 02 năm tới 5 năm, mức án tối đa lên tới 12 năm theo quy định tại Điều 152 Bộ luật Hình sự 2015.

- Tội chiếm đoạt trẻ em: Người phạm tội dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ trẻ em có thể bị áp dụng hình phạt tù từ 3 năm đến 15 năm theo quy định tại Điều 153 Bộ luật Hình sự 2015.

- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của trẻ em:

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của trẻ em có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến mức án chung thân tùy thuộc vào mức độ tổn hại của người bị tổn thương theo điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

- Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động là trẻ em: Người nào sử dụng người lao động là trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 triệu đồng tới 200.000.000 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc áp dụng hình phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, cao nhất là 12 năm.

Và các hành vi xâm hại trẻ em khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, tại Nghị định 130/2021/NĐ-CP còn quy định một số mức phạt hành chính các hành vi xâm phạm trẻ em khác.

Bảo vệ trẻ em như thế nào?

Khoản 1 Điều 47 Luật Trẻ em 2016 quy định về các cấp độ bảo vệ trẻ em như sau:

1. Bảo vệ trẻ em được thực hiện theo ba cấp độ sau đây:
a) Phòng ngừa;
b) Hỗ trợ;
c) Can thiệp.

Bảo vệ trẻ em phải bảo đảm tính hệ thống, tính liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.

Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ phòng ngừa được quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật Trẻ em 2016 bao gồm:

Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ phòng ngừa bao gồm:
a) Tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng, gia đình, trẻ em về mối nguy hiểm và hậu quả của các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em; về trách nhiệm phát hiện, thông báo trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;
b) Cung cấp thông tin, trang bị kiến thức cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em về trách nhiệm bảo vệ trẻ em, kỹ năng phòng ngừa, phát hiện các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em;
c) Trang bị kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ để bảo đảm trẻ em được an toàn;
d) Giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em;
đ) Xây dựng môi trường sống an toàn và phù hợp với trẻ em.

Cấp độ phòng ngừa gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với cộng đồng, gia đình và mọi trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức về bảo vệ trẻ em, xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em, giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm hại hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ hỗ trợ quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Trẻ em 2016 bao gồm:

Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ hỗ trợ bao gồm:
a) Cảnh báo về nguy cơ trẻ em bị xâm hại; tư vấn kiến thức, kỹ năng, biện pháp can thiệp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ xâm hại trẻ em cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và trẻ em nhằm tạo lập lại môi trường sống an toàn cho trẻ em có nguy cơ bị xâm hại;
b) Tiếp nhận thông tin, đánh giá mức độ nguy hại, áp dụng các biện pháp cần thiết để hỗ trợ trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;
c) Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật này;
d) Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và gia đình của trẻ em được tiếp cận chính sách trợ giúp xã hội và các nguồn trợ giúp khác nhằm cải thiện điều kiện sống cho trẻ em.

Cấp độ hỗ trợ bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhằm kịp thời phát hiện, giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em.

Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ can thiệp quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Trẻ em 2016 bao gồm:

Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ can thiệp bao gồm:
a) Chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý, phục hồi thể chất và tinh thần cho trẻ em bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần can thiệp;
b) Bố trí nơi tạm trú an toàn, cách ly trẻ em khỏi môi trường, đối tượng đe dọa hoặc đang có hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em;
c) Bố trí chăm sóc thay thế tạm thời hoặc lâu dài cho trẻ em thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 62 của Luật này;
d) Đoàn tụ gia đình, hòa nhập trường học, cộng đồng cho trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;
đ) Tư vấn, cung cấp kiến thức cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên gia đình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt về trách nhiệm và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục hòa nhập cho trẻ em thuộc nhóm đối tượng này;
e) Tư vấn, cung cấp kiến thức pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
g) Các biện pháp hỗ trợ trẻ em bị xâm hại và gia đình của trẻ em quy định tại Khoản 1 Điều 43, Khoản 1 Điều 44 và Điểm d Khoản 2 Điều 49 của Luật này;
h) Theo dõi, đánh giá sự an toàn của trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại.

Cấp độ can thiệp bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em và gia đình trẻ em bị xâm hại nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại; hỗ trợ chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Trân trọng!

Tội hiếp dâm trẻ em
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tội hiếp dâm trẻ em
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi xâm hại trẻ em bị phạt bao nhiêu năm tù? Cần làm gì để bảo vệ trẻ em?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội hiếp dâm trẻ em
Nguyễn Đình Mạnh Tú
7,582 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội hiếp dâm trẻ em

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội hiếp dâm trẻ em

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào