Xử lý hình sự đối với hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp nhằm trốn thuế năm 2023 như thế nào?

Cho tôi hỏi xử lý hình sự đối với hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp nhằm trốn thuế năm 2023 như thế nào? (Câu hỏi của anh Mạnh - Bình Định).

Hóa đơn, chứng từ không hợp pháp là gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định

Giải thích từ ngữ
....
2. Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
.....

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định thì hóa đơn, chứng từ không hợp pháp bao gồm những loại hóa đơn sau:

- Hóa đơn, chứng từ giả.

- Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng.

- Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế.

- Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế.

- Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

- Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.

Xử lý hình sự đối với hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp nhằm trốn thuế năm 2023 như thế nào? (Hình từ Interent).

Xử lý hình sự đối với hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp nhằm trốn thuế năm 2023 như thế nào? (Hình từ Interent).

Hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp nhằm trốn thuế bị xử phạt hành chính thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 136 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế
1. Việc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Vi phạm hành chính về sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn hoặc sử dụng hóa đơn không đúng quy định dẫn đến thiếu thuế, trốn thuế thì không xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn mà bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.
.....

Căn cứ theo khoản 4 Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về hành vi trốn thuế.

Hành vi trốn thuế
....
4. Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.
....

Căn cứ theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như sau:

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
....
5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.

Căn cứ theo khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc áp dụng phạt tiền.

Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
....
4. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền
a) Mức phạt tiền quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, khoản 1, 2 Điều 19 và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.
b) Khi xác định mức phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.
.....

Căn cứ Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi trốn thuế

Xử phạt hành vi trốn thuế
1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
....
d) Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm;
....
2. Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
3. Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà có một tình tiết tăng nặng.
4. Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có hai tình tiết tăng nặng.
5. Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.
....

Như vậy, xử phạt hành chính đối với cá nhân hay tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh có hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp nhằm trốn thuế áp dụng sẽ bị phạt tiền như nhau. Căn cứ mức phạt sẽ dựa trên các nội dung sau: số tiền trốn thuế, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết giảm tăng nặng.

Ngoài ra, người vi phạm phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

- Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước. Nếu quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn.

- Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có).

Xử lý hình sự đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp nhằm trốn thuế năm 2023 như thế nào?

Căn cứ theo Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi điểm a khoản 47 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

Tội trốn thuế
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
....
d) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
.....
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Căn cứ theo quy định trên, tùy vào mức độ trốn thuế hoặc đã từng bị xử phạt hành chính trước đó thì hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp nhằm trốn thuế sẽ bị xử lý hình sự như sau:

- Người thực hiện hành vi sẽ bị phạt tù (thấp nhất là 03 tháng, tối đa là 07 năm; bị phạt tiền (tối thiếu là 100.000.000 đồng và tối đa là 4.500.000.000 đồng). Ngoài ra còn có thể bị cấm hành nghê, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

- Đối với pháp nhân: Hình phạt chính bao gồm phạt tiền (tối thiểu là 300.00.000 đồng và mức tối đa là 10.000.000.000 đồng). Bên cạnh đó, pháp nhân có thể bị đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 03 năm hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Hình phạt bổ sung được áp dụng: cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Trân trọng!

Hóa đơn điện tử
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hóa đơn điện tử
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách lấy hóa đơn điện tử VETC, ePass chi tiết, cập nhật mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm lập hóa đơn bán hàng thông qua sàn giao dịch điện tử được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hóa đơn mua hàng là gì? Mẫu hóa đơn mua hàng theo Thông tư 200 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hóa đơn trực tiếp là gì? Hóa đơn trực tiếp có phải kê khai thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiện nay, bắt buộc phải có hóa đơn điện tử khi giao dịch mua bán vàng đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thông báo kết quả hủy hóa đơn mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Xuất hóa đơn xăng dầu cho khách hàng không kinh doanh thì không nhất thiết phải có nội dung gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa dùng làm hàng mẫu có cần phải lập hóa đơn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 01 đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử mới nhất theo Nghị định 123 như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hóa đơn điện tử
Dương Thanh Trúc
3,071 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hóa đơn điện tử
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào