-
Đóng thuế thu nhập cá nhân
-
Giảm trừ gia cảnh
-
Mức giảm trừ gia cảnh
-
Hồ sơ giảm trừ gia cảnh
-
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân
-
Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân
-
Giảm thuế thu nhập cá nhân
-
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân
-
Thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân
-
Giảm trừ thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản đóng góp từ thiện nhân đạo

Bố mẹ bao nhiêu tuổi thì được giảm trừ gia cảnh năm 2023?
Mức giảm trừ gia cảnh 2023 có thay đổi gì không?
Theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 về mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh từ ngày 01/7/2020 cụ thể như sau:
Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mức giảm trừ gia cảnh vẫn được giữ nguyên từ 01/7/2020 đến nay.
Hiện nay, mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm) và mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Trước đây, mức giảm trừ gia cảnh được áp dụng theo Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012. Cụ thể: đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm) và mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc: 3,6 triệu đồng/tháng (43,2 triệu đồng/năm)
Bố mẹ bao nhiêu tuổi thì được giảm trừ gia cảnh năm 2023? (Hình từ Internet)
Bố mẹ bao nhiêu tuổi thì được giảm trừ gia cảnh năm 2023?
Tại khoản 3 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định rõ những đối tượng sau được coi là người phụ thuộc:
Giảm trừ gia cảnh
...
3. Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:
a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.
Chính phủ quy định mức thu nhập, kê khai để xác định người phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh.
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:
Tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
2. Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo bảng dưới đây:
Việc đối chiếu tháng, năm sinh của người lao động tương ứng với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản này theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Do đó, trong năm 2023, trường hợp bố mẹ làm việc trong điều kiện lao động bình thường, Bố từ 60 tuổi 9 tháng, Mẹ từ 56 tuổi không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm không vượt quá 1.000.000 đồng thì được kê khai là người phụ thuộc, đủ điều kiện được giảm trừ gia cảnh vào thu nhập chịu thuế
Thủ tục đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 10 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành hồ sơ đăng ký người phụ thuộc như sau:
Cá nhân đăng ký người phụ thuộc trực tiếp tại cơ quan thuế
- Tờ khai đăng ký thuế Mẫu 20-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC.
- Nếu người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên thì cần thêm: Bản sao Thẻ căn cước công dân/bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực.
- Nếu người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi thì cần thêm: Bản sao Giấy khai sinh hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực.
- Nếu người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài/có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài thì cần thêm: Bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực.
Công ty đăng ký người phụ thuộc cho người lao động
Người lao động sẽ ủy quyền cho công ty đăng ký thuế cho người phụ thuộc trình tự, hồ sơ như sau:
Bước 1: Người lao động nộp các mẫu sau cho công ty:
- Văn bản ủy quyền đăng ký người phụ thuộc.
- Giấy tờ của người phụ thuộc:
Bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên;
Bản sao Giấy khai sinh hoặc bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch việt Nam dưới 14 tuổi;
Bản sao Hộ chiếu đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.
- Hồ sơ chứng minh người phu thuộc.
Bước 2: Công ty nộp Mẫu 20-ĐK-TH-TCT (Mẫu 02TH) qua mạng:
- Doanh nghiệp các bạn phải có Chữ ký số nhé (Token).
- Có thể khai trực tiếp trên thuedientu.gdt.gov.vn hoặc tải bảng kê Excel vào phần mềm HTKK, rồi kết xuất XML để nộp qua thuedientu.gdt.gov.vn.
Trân trọng!

Nguyễn Trần Cao Kỵ
- Cách đánh giá xếp loại học sinh THCS năm học 2022-2023 đã có sự thống nhất đồng bộ chưa?
- Mẫu hợp đồng thế chấp sổ đỏ mới nhất 2023? Người sử dụng đất có được thế chấp sổ đỏ cho cá nhân khác không phải là tổ chức tín dụng không?
- Tiêu chí xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2023?
- Tăng cường quản lý thuế đối với tổ chức cung cấp dịch vụ quảng cáo trên môi trường mạng?
- Quyền đòi nợ có phải là quyền tài sản theo quy định pháp luật không? Có được đòi nợ thay người thân đã mất không?