Lợi nhuận sau thuế có được xem là một nguồn để công ty đại chúng thực hiện mua lại cổ phiếu của chính mình không?

Lợi nhuận sau thuế có được xem là một nguồn để công ty đại chúng thực hiện mua lại cổ phiếu của chính mình không? Đang có nợ phải trả quá hạn thì có được mua lại cổ phiếu của chính mình không? Anh Phong - Hà Nội

Lợi nhuận sau thuế có được xem là một nguồn để công ty đại chúng thực hiện mua lại cổ phiếu của chính mình không?

Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 36 Luât Chứng khoán 2019 có quy định về công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình như sau:

Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình
1. Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc mua lại cổ phiếu để giảm vốn điều lệ, phương án mua lại, trong đó nêu rõ số lượng, thời gian thực hiện, nguyên tắc xác định giá mua lại;
b) Có đủ nguồn để mua lại cổ phiếu từ các nguồn sau đây: thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ theo quy định của pháp luật;
c) Có công ty chứng khoán được chỉ định thực hiện giao dịch, trừ trường hợp công ty chứng khoán là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam mua lại cổ phiếu của chính mình;
d) Đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật trong trường hợp công ty đại chúng thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
đ) Không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
...

Và tại điểm a khoản 1 Điều 55 Thông tư 133/2016/TT-BTC có quy định về tài khoản 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối như sau:

Tài khoản 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của doanh nghiệp.
...

Theo đó, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là một trong những nguồn để công ty đại chúng thực hiện mua lại cổ phiếu của chính mình khi đáp ứng những điều kiện để công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình như sau:

- Có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc mua lại cổ phiếu để giảm vốn điều lệ, phương án mua lại, trong đó nêu rõ số lượng, thời gian thực hiện, nguyên tắc xác định giá mua lại;

- Có đủ nguồn để mua lại cổ phiếu từ các nguồn sau đây:

+ Thặng dư vốn cổ phần,

+ Quỹ đầu tư phát triển

+ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

+ Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ theo quy định của pháp luật;

- Có công ty chứng khoán được chỉ định thực hiện giao dịch, trừ trường hợp công ty chứng khoán là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam mua lại cổ phiếu của chính mình;

- Đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật trong trường hợp công ty đại chúng thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;

- Không thuộc trường hợp Công ty đại chúng không được mua lại cổ phiếu của chính mình.

Lợi nhuận sau thuế có được xem là một nguồn để công ty đại chúng thực hiện mua lại cổ phiếu của chính mình không?

Lợi nhuận sau thuế có được xem là một nguồn để công ty đại chúng thực hiện mua lại cổ phiếu của chính mình không? (Hình từ Internet)

Không có đủ nguồn để mua lại cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối thì có được mua lại cổ phiếu của chính mình không?

Căn cứ tại khoản 2 Điều Điều 36 Luât Chứng khoán 2019 có quy định về công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình như sau:

Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình
...
2. Việc mua lại cổ phiếu được miễn trừ điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau đây:
a) Mua lại cổ phiếu theo yêu cầu của cổ đông theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Mua lại cổ phiếu của người lao động theo quy chế phát hành cổ phiếu cho người lao động của công ty, mua lại cổ phiếu lẻ theo phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu;
c) Công ty chứng khoán mua lại cổ phiếu của chính mình để sửa lỗi giao dịch hoặc mua lại cổ phiếu lô lẻ.
...

Như vậy, công ty đại chúng không có đủ nguồn để mua lại cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối thì được mua lại cổ phiếu của chính mình không khi thuộc các trường hợp sau đây:

- Mua lại cổ phiếu theo yêu cầu của cổ đông

- Mua lại cổ phiếu của người lao động theo quy chế phát hành cổ phiếu cho người lao động của công ty

- Mua lại cổ phiếu lẻ theo phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu

- Công ty chứng khoán mua lại cổ phiếu của chính mình để sửa lỗi giao dịch hoặc mua lại cổ phiếu lô lẻ.

Công ty đại chúng đang có nợ phải trả quá hạn thì có được mua lại cổ phiếu của chính mình không?

Căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 36 Luât Chứng khoán 2019 có quy định về công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình như sau:

Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình
...
3. Công ty đại chúng không được mua lại cổ phiếu của chính mình trong các trường hợp sau đây:
a) Đang có nợ phải trả quá hạn căn cứ vào báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán; trường hợp thời điểm dự kiến mua lại cổ phiếu quá 06 tháng kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính, việc xác định nợ quá hạn được căn cứ vào báo cáo tài chính 06 tháng gần nhất được kiểm toán hoặc soát xét; trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
....

Theo đó, Công ty đại chúng không được mua lại cổ phiếu của chính mình khi đang có nợ phải trả quá hạn căn cứ vào báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán. Nếu thời điểm dự kiến mua lại cổ phiếu quá 06 tháng kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính, việc xác định nợ quá hạn căn cứ vào báo cáo tài chính 06 tháng gần nhất được kiểm toán hoặc soát xét.

Tuy nhiên công ty đại chúng được mua lại cổ phiếu của chính mình khi đang có nợ phải trả quá hạn trong trường hợp: Công ty chứng khoán mua lại cổ phiếu của chính mình để sửa lỗi giao dịch hoặc mua lại cổ phiếu lô lẻ.

Trân trọng!

Võ Ngọc Trúc Quỳnh

Công ty đại chúng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công ty đại chúng
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ hủy tư cách công ty đại chúng năm 2024 bao gồm các giấy tờ nào?
Hỏi đáp pháp luật
Công ty đại chúng quy mô lớn là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào các công ty đại chúng bị hủy bỏ niêm yết cổ phiếu?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty đại chúng quy mô lớn có phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất quý không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty đại chúng thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp thì có phải công bố thông tin bất thường không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp không nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thông báo giao dịch cổ phiếu của người nội bộ trong công ty đại chúng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu chuyển đổi ra công chúng của công ty đại chúng gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty đại chúng có được miễn trừ các điều kiện khi mua lại cổ phiếu của người lao động theo quy chế phát hành cổ phiếu cho người lao động của công ty không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty đại chúng chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng phải chuẩn bị hồ sơ ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công ty đại chúng
986 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công ty đại chúng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào