Dự kiến: Khi điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính sẽ lấy ý kiến của người đăng ký tạm trú?
- Dự kiến: Khi điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính sẽ lấy ý kiến của người đăng ký tạm trú?
- Những hành vi nào bị nghiêm cấm khi lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính?
- Cơ quan nào có thẩm quyền phát phiếu lấy ý kiến cử tri khi thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính?
Dự kiến: Khi điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính sẽ lấy ý kiến của người đăng ký tạm trú?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 54/2018/NĐ-CP hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
Theo đó, đề xuất mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào 01 danh sách cử tri ở nơi mình đăng ký thường trú hoặc tạm trú để lấy ý kiến việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đối với 01 đơn vị hành chính.
Lưu ý: Cử tri đăng ký tạm trú từ 06 tháng trở lên tại đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đủ mười tám tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự tính đến ngày cơ quan có thẩm quyền quyết định tổ chức việc lấy ý kiến cử tri thì sẽ được lấy ý kiến.
Dự kiến: Khi điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính sẽ lấy ý kiến của người đăng ký tạm trú? (Hình từ Internet)
Những hành vi nào bị nghiêm cấm khi lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính?
Tại Điều 3 Nghị định 54/2018/NĐ-CP có quy định về những hành vi bị nghiêm cấm khi lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Tuyên truyền, đưa thông tin sai lệch về nội dung, ý nghĩa của việc lấy ý kiến cử tri.
2. Dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép, cản trở làm cho cử tri không thực hiện hoặc thực hiện việc lấy ý kiến cử tri trái với mong muốn của mình.
3. Giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả lấy ý kiến cử tri.
4. Lợi dụng việc lấy ý kiến cử tri để kích động, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân.
Theo đó, có.4 hành vi bị nghiêm cấm khi lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính như sau:
- Tuyên truyền, đưa thông tin sai lệch về nội dung, ý nghĩa của việc lấy ý kiến cử tri.
- Dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép, cản trở làm cho cử tri không thực hiện hoặc thực hiện việc lấy ý kiến cử tri trái với mong muốn của mình.
- Giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả lấy ý kiến cử tri.
- Lợi dụng việc lấy ý kiến cử tri để kích động, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân.
Cơ quan nào có thẩm quyền phát phiếu lấy ý kiến cử tri khi thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính?
Tại Điều 5 Nghị định 54/2018/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền phát phiếu lấy ý kiến cử tri khi thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính như sau:
Thẩm quyền lập và niêm yết danh sách phát phiếu lấy ý kiến cử tri; khiếu nại và giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri
1. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập và niêm yết danh sách cử tri để phát phiếu lấy ý kiến cử tri trên địa bàn tại thời điểm tổ chức lấy ý kiến.
2. Khi kiểm tra danh sách cử tri, nếu phát hiện có sai sót thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức phát phiếu lấy ý kiến cử tri, công dân có quyền khiếu nại với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập danh sách cử tri. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập danh sách cử tri phải ghi vào sổ những khiếu nại đó. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, Ủy ban nhân dân cấp xã phải giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết kết quả giải quyết.
3. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý về kết quả giải quyết khiếu nại hoặc hết thời hạn giải quyết mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
4. Đối với đơn vị hành chính cấp huyện không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lập, niêm yết danh sách cử tri và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác của Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại Điều 131 Luật tổ chức chính quyền địa phương và Nghị định này.
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập và niêm yết danh sách cử tri để phát phiếu lấy ý kiến cử tri trên địa bàn tại thời điểm tổ chức lấy ý kiến.
Lưu ý: Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 54/2018/NĐ-CP hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính vẫn đang được lấy ý kiến và chưa có hiệu lực thi hành.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương thức giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cập nhật năm 2024?
- Mỗi cá nhân có bao nhiêu mã định danh y tế? Mã định danh y tế có mấy ký tự?
- Giếng khoan dầu khí cần bảo quản loại 1 bao gồm giếng nào? Giếng khoan dầu khí cần bảo quản loại 1 phải được kiểm tra định kỳ hằng năm đúng không?
- Khai thuế là gì? Người nộp thuế thực hiện việc khai thuế tại đâu theo quy định pháp luật về thuế?