Công bố 09 thủ tục bị bãi bỏ trong lĩnh vực Y dược cổ truyền? Cơ quan nào có thẩm quyền chỉ đạo điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực y dược cổ truyền trong phạm vi cả nước?

Cho tôi hỏi Bộ Y tế đã công bố bao nhiêu thủ tục bị bãi bỏ trong lĩnh vực Y dược cổ truyền? Câu hỏi của bạn Điền ở Vũng Tàu.

Công bố 09 thủ tục bị bãi bỏ trong lĩnh vực Y dược cổ truyền?

Ngày 19/5/2023, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 2229/QĐ-BYT năm 2023 công bố 09 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực y dược cổ truyền. Cụ thể:

Ở Trung ương

- Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản dược liệu;

- Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản dược liệu;

- Thủ tục bổ sung phạm vi kinh doanh trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản dược liệu;

- Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản dược liệu;

- Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu dược liệu;

Ở địa phương

- Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở bán buôn dược liệu;

- Thủ tục bổ sung phạm vi kinh doanh trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở bán buôn dược liệu;

- Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở bán lẻ dược liệu;

- Thủ tục bổ sung phạm vi kinh doanh trong giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở bán lẻ dược liệu;

Công bố 09 thủ tục bị bãi bỏ trong lĩnh vực Y dược cổ truyền? Cơ quan nào có thẩm quyền chỉ đạo điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực y dược cổ truyền trong phạm vi cả nước?

Công bố 09 thủ tục bị bãi bỏ trong lĩnh vực Y dược cổ truyền? Cơ quan nào có thẩm quyền chỉ đạo điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực y dược cổ truyền trong phạm vi cả nước? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào có thẩm quyền chỉ đạo điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực y dược cổ truyền trong phạm vi cả nước?

Tại Điều 1 Quyết định 4079/QĐ-BYT năm 2013 có quy định về vị trí, chức năng của Cục Quản lý Y Dược cổ truyền như sau:

Vị trí, chức năng
1. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền là cục chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật, chỉ đạo điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực y, dược cổ truyền trong phạm vi cả nước.
Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: Traditional Medicine Administration, viết tắt là: TMA
2. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng và có trụ sở làm việc tại thành phố Hà Nội.

Theo đó, Cục Quản lý Y Dược cổ truyền là cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực y dược cổ truyền trong phạm vi cả nước.

Cục Quản lý Y Dược cổ truyền là cục chuyên ngành thuộc Bộ Y tế, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng và có trụ sở làm việc tại thành phố Hà Nội.

Tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của Cục Quản lý Y Dược cổ truyền được quy định như thế nào?

Tại Điều 3 Quyết định 4079/QĐ-BYT năm 2013 có quy định về tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của Cục Quản lý Y Dược cổ truyền. Cụ thể:

Thứ nhất, về Lãnh đạo Cục:

- Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm.

- Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế và trước pháp luật về mọi hoạt động của Cục.

- Các Phó Cục trưởng giúp việc cho Cục trưởng và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

Thứ hai, về cơ cấu tổ chức, bao gồm:

- Văn phòng Cục;

- Phòng Kế hoạch - Tài chính;

- Phòng Quản lý Y cổ truyền;

- Phòng Quản lý Dược cổ truyền;

- Phòng Quản lý hành nghề Y, Dược cổ truyền;

- Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc:

+ Tạp chí Y, Dược cổ truyền;

+ Trung tâm Bảo tồn, phát triển y, dược cổ truyền.

Thứ ba, về cơ chế hoạt động:

- Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền hoạt động theo chế độ thủ trưởng;

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Cục và các phòng, tổ chức thuộc Cục do Cục trưởng quy định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục đã được Bộ trưởng Bộ Y tế giao.

- Mối quan hệ giữa Văn phòng Cục, các phòng, tổ chức thuộc Cục do Cục trưởng quy định;

- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo Văn phòng Cục và lãnh đạo các phòng, tổ chức thuộc Cục được thực hiện theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Bộ Y tế;

d) Các chức danh lãnh đạo Cục, lãnh đạo Văn phòng Cục và lãnh đạo các phòng, tổ chức thuộc Cục được hưởng phụ cấp theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, về biên chế

Biên chế của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền được xác định theo quy định của pháp luật về vị trí việc làm và được điều chỉnh theo nhu cầu vị trí việc làm do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định trên cơ sở đề xuất của Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền.

Trân trọng!

Thủ tục hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thủ tục hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo kiểm soát thủ tục hành chính mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức cá nhân được lựa chọn nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để đối chiếu khi thực hiện thủ tục hành chính đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát TTHC, “TTHC” được hiểu như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Nghị quyết 76/NQ-CP cơ quan nào là cơ quan thường trực tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chí dịch vụ công trực tuyến một phần trong thực hiện TTHC trên môi trường điện tử mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Thông tư 01/2023/TT-VPCP quy định Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân gồm những nội dung nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo Nghị định 61 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có những loại dịch vụ công trực tuyến nào trong thực hiện TTHC trên môi trường điện tử nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kết quả giải quyết TTHC được chuyển đổi từ bản giấy sang điện tử phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Nghị định 45/2020/NĐ-CP thời gian cán bộ công chức viên chức phản hồi việc tiếp nhận hồ sơ trực tuyến chậm nhất là bao lâu sau khi công dân nộp hồ sơ lên hệ thống?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thủ tục hành chính
Huỳnh Minh Hân
360 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thủ tục hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thủ tục hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào