Có được cấp lại khi mất bằng đại học? Cần phải làm thủ tục gì để được cấp lại?
Sinh viên được cấp bằng tốt nghiệp đại học phải đảm bảo các điều kiện gì?
Tại khoản 1 Điều 14 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT có quy định sinh viên được cấp bằng tốt nghiệp đại học phải đảm bảo các điều kiện như sau:
- Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;
- Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;
- Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
Có được cấp lại khi mất bằng đại học?
Tại Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT (sau đây gọi là Quy chế), quy định nguyên tắc quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ như sau:
Nguyên tắc quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ
1. Văn bằng, chứng chỉ được quản lý thống nhất, thực hiện phân cấp quản lý cho các sở giáo dục và đào tạo, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở đào tạo giáo viên, cơ sở giáo dục đại học theo quy định tại Điều 3 của Quy chế này.
2. Văn bằng, chứng chỉ được cấp một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 18 của Quy chế này.
3. Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận trong cấp phát và sử dụng văn bằng, chứng chỉ.
4. Bảo đảm công khai, minh bạch trong cấp phát văn bằng, chứng chỉ.
Và tại Điều 18 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT có quy định về cấp lại văn bằng, chứng chỉ như sau:
Cấp lại văn bằng, chứng chỉ
1. Trường hợp văn bằng, chứng chỉ đã cấp nhưng phát hiện bị viết sai do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ thì cơ quan đã cấp văn bằng, chứng chỉ có trách nhiệm cấp lại bản chính văn bằng, chứng chỉ.
...
Theo đó, bằng đại học bản chính được cấp một lần. Bằng đại học bản chính chỉ được cấp lại trong trường hợp bằng đã cấp bị viết sai do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp. Như vậy, khi mất bằng đại học sẽ không được cấp lại bằng đại học bản chính.
Bằng đại học bị mất thì phải làm thủ tục gì để được cấp lại bằng đại học?
Căn cứ tại Điều 28 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT có quy định về cấp lại văn bằng, chứng chỉ như sau:
Giá trị pháp lý của bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc
1. Bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, không hợp pháp, cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao văn bằng, chứng chỉ yêu cầu người có bản sao văn bằng, chứng chỉ xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh.
Theo đó, người bị mất bằng đại học thì thực hiện thủ tục cấp bản sao bằng đại học từ sổ gốc.
Bản sao bằng đại học từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Có được cấp lại khi mất bằng đại học? Cần phải làm thủ tục gì để được cấp lại? (Hình từ Internet)
Thủ tục cấp bản sao bằng đại học từ sổ gốc như thế nào?
Căn cứ tại Điều 31 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT có quy định về thủ tục cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đề nghị cấp bản sao bằng đại học từ sổ gốc gồm:
- Đơn đề nghị cấp bản sao bằng đại học trong đó cung cấp các thông tin về bằng đã được cấp
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (Bản chính hoặc bản sao có chứng thực)
- Giấy ủy quyền (đối với người được ủy quyền) hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính
- Trường hợp gửi yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi bản sao có chứng thực giấy tờ trên kèm theo 01 (một) phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu
Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu cấp bản sao hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 03 (ba) giờ chiều, cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao văn bằng chứng chỉ từ sổ gốc phải cấp bản sao cho người có yêu cầu.
Trường hợp, yêu cầu được gửi qua bưu điện thì thời hạn được xác định từ thời điểm cơ quan tiếp nhận yêu cầu cấp bản sao nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến.
Trường hợp cơ quan tiếp nhận yêu cầu cấp bản sao không thể đáp ứng được thời hạn thì thời hạn cấp bản sao được kéo dài thêm không quá 02 (hai) ngày làm việc hoặc dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu cấp bản sao.
Trường hợp không cấp bản sao cho người yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận yêu cầu cấp bản sao có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu và nêu rõ lý do.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?