Đại lý bảo hiểm có phải là doanh nghiệp bảo hiểm hay không?
Đại lý bảo hiểm là gì?
Căn cứ tại Điều 124 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 về đại lý bảo hiểm như sau:
Đại lý bảo hiểm
Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm.
Căn cứ tại khoản 5 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định:
Giải thích từ ngữ
....
5. Hoạt động đại lý bảo hiểm là một hoặc một số hoạt động theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, bao gồm: tư vấn sản phẩm bảo hiểm; giới thiệu sản phẩm bảo hiểm; chào bán sản phẩm bảo hiểm; thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm; thu phí bảo hiểm; thu thập hồ sơ để phục vụ việc giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
.....
Như vậy, đại lý bảo hiểm là tổ chức hoặc cá nhân thực hiện một số hoạt động như tư vấn sản phẩm bảo hiểm; chào bán sản phẩm bảo hiểm; thu phí bảo hiểm;... dựa trên ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
Đại lý bảo hiểm có phải là doanh nghiệp bảo hiểm hay không? (Hình từ Internet)
Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 125 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 về điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm
Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm
1. Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
b) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
c) Có chứng chỉ đại lý bảo hiểm phù hợp theo quy định tại Điều 130 của Luật này.
2. Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
b) Đã đăng ký ngành, nghề kinh doanh hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Đối với các tổ chức hoạt động trong ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền có nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm;
c) Có nhân viên trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
d) Điều kiện về nhân sự và điều kiện khác theo quy định của Chính phủ.
3. Tổ chức, cá nhân không được giao kết, thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức là pháp nhân thương mại đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tổ chức đang bị đình chỉ hoạt động có thời hạn, đang bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn hoặc đang bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến bảo hiểm;
b) Cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành hình phạt cấm hành nghề liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm.
Như vậy, đối với từng trường hợp cá nhân hay tổ chức thì hoạt động đại lý bảo hiểm có các điều kiện khác nhau.
Đại lý bảo hiểm có phải là doanh nghiệp bảo hiểm hay không?
Căn cứ tại khoản 17 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định về doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
Giải thích từ ngữ
....
17. Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe
.....
Căn cứ tại khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về doanh nghiệp như sau:
Giải thích từ ngữ
.....
10. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
.....
Căn cứ tại khoản 1 Điều 63 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 về nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
1. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bao gồm:
a) Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm;
b) Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
c) Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;
d) Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm là tổ chức được thành lập, hoạt động theo Luật Kinh doanh bảo hiểm và luật khác có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm.
Chính vì thế, đại lý bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm là khác nhau. Đại lý bảo hiểm chỉ được thực hiện các hoạt động liên quan đến hợp đồng bảo hiểm mà bên doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền.
Ngoài ra, đại lý bảo hiểm có thể là cá nhân hoặc tổ chức, riêng doanh nghiệp bảo hiểm phải là tổ chức được thành lập để kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?