Quy định chung về hoạt động thuê ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào?

Hoạt động thuê ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm quy định như thế nào? Quy định chung về hợp đồng thuê ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào? Xin hãy giải đáp giúp tôi những vấn đề trên theo quy định mới nhất của luật.

Hoạt động thuê ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm quy định như thế nào?

Tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 90 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (có hiệu lực từ 01/01/2023) hoạt động thuê ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm quy định như sau:

1. Hoạt động thuê ngoài là việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam thỏa thuận giao kết hợp đồng thuê ngoài với tổ chức, cá nhân khác để thực hiện một phần quy trình, hoạt động, trừ các hoạt động sau đây:

a) Kiểm soát nội bộ;

b) Kiểm toán nội bộ;

c) Quản trị rủi ro;

d) Tư vấn, giới thiệu, chào bán sản phẩm bảo hiểm, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm.

2. Trường hợp thực hiện thuê ngoài đối với một phần quy trình, hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam vẫn phải chịu trách nhiệm cuối cùng và duy nhất đối với bên mua bảo hiểm và có các nghĩa vụ sau đây:

a) Xây dựng quy chế quản lý hoạt động thuê ngoài, trong đó có các quy định về phạm vi các hoạt động có thể thuê ngoài, khung đánh giá rủi ro liên quan, tiêu chí phê duyệt các hợp đồng thuê ngoài và điều kiện đối với bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật. Quy chế quản lý hoạt động thuê ngoài phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm hoặc cấp có thẩm quyền của của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phê duyệt;

b) Thiết lập quy trình thuê ngoài, quy trình quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thuê ngoài và thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm phòng ngừa, giảm thiểu và xử lý kịp thời rủi ro phát sinh từ việc thuê ngoài, đặc biệt là rủi ro liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm;

c) Tạm dừng thực hiện, điều chỉnh hoặc chấm dứt hoạt động thuê ngoài trong trường hợp phát hiện hoạt động thuê ngoài có ảnh hưởng bất lợi đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm;

d) Có phương án dự phòng bảo đảm hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn trong trường hợp bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài không thể thực hiện hoặc không thực hiện đúng trách nhiệm đối với hoạt động thuê ngoài theo quy định tại hợp đồng thuê ngoài;

đ) Thường xuyên kiểm tra, giám sát bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài trong quá trình thực hiện thỏa thuận thuê ngoài nhằm bảo đảm chất lượng, tiến độ thực hiện theo quy định tại hợp đồng thuê ngoài. Bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài phải bảo đảm tự thực hiện tối thiểu 75% giá trị công việc nhận thuê ngoài; trường hợp thuê nhà thầu phụ thực hiện một phần công việc thì phải được sự đồng ý trước bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam và phải bảo đảm không làm thay đổi các trách nhiệm, nghĩa vụ của bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài;

e) Bảo mật dữ liệu và thông tin của khách hàng theo quy định của pháp luật;

g) Theo dõi, hạch toán tách biệt đối với hoạt động thuê ngoài.

Quy định chung về hợp đồng thuê ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào?

Theo Khoản 3 Điều 90 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định chung về hợp đồng thuê ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm như sau:

a) Phạm vi, nội dung của hoạt động thuê ngoài;

b) Thời gian, địa điểm thực hiện hoạt động thuê ngoài;

c) Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam và bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài;

d) Tiêu chuẩn, yêu cầu về chất lượng kết quả thực hiện hoạt động thuê ngoài;

đ) Cơ chế, trách nhiệm cung cấp thông tin, báo cáo của bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam trong quá trình thực hiện hoạt động thuê ngoài;

e) Phương án dự phòng, khắc phục thiệt hại, bồi thường của bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài trong trường hợp bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài không thể thực hiện hoặc thực hiện không đúng thỏa thuận trong hợp đồng thuê ngoài;

g) Cơ chế giám sát, kiểm soát và kiểm toán việc thực hiện hoạt động thuê ngoài của bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài; yêu cầu bên cung cấp dịch vụ thuê ngoài theo dõi, hạch toán tách biệt giữa hoạt động nhận thuê ngoài từ lĩnh vực bảo hiểm với các hoạt động khác, giữa các hoạt động nhận thuê ngoài từ các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam khác nhau;

h) Quy định về việc hạn chế ký hợp đồng thầu phụ;

i) Cơ chế bảo mật dữ liệu và thông tin khách hàng;

k) Phương thức giải quyết tranh chấp.

Trân trọng!

Đại lý bảo hiểm
Hỏi đáp mới nhất về Đại lý bảo hiểm
Hỏi đáp Pháp luật
Thực hiện phúc khảo kết quả thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm cần chuẩn bị những giấy tờ gì theo quy định?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính sách thuế GTGT đối với hoa hồng đại lý bảo hiểm năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Đại lý bảo hiểm có được quyền yêu cầu khách hàng hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu chứng chỉ đại lý bảo hiểm mới nhất 2023? Chứng chỉ đại lý bảo hiểm được cấp trong vòng bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Đại lý bảo hiểm có phải là doanh nghiệp bảo hiểm hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân không hoạt động đại lý bảo hiểm trong một khoảng thời gian thì có được hoạt động đại lý nữa không?
Hỏi đáp pháp luật
Đại lý bảo hiểm có các nghĩa vụ nào?
Hỏi đáp pháp luật
Hạn mức đầu tư của quỹ liên kết đơn vị
Hỏi đáp pháp luật
Quy định chung về hoạt động thuê ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Tỷ lệ hoa hồng tối đa cho đại lý bảo hiểm đối với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đại lý bảo hiểm
3,428 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đại lý bảo hiểm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào