Chồng có được nhận nuôi con nuôi của vợ cũ sau ly hôn hay không?
Như thế nào là nuôi con nuôi?
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010
- Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
- Cha mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
- Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
Chồng có được nhận nuôi con nuôi của vợ cũ sau ly hôn hay không? (Hình từ Internet).
Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi
Điều kiện đối với người nhận con nuôi
1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.
Như vậy, đối với việc nhận nuôi con nuôi, người nhận phải không thuộc các trường hợp bị cấm nhận con nuôi và đáp ứng đủ các điều kiện cơ bản như sau:
- Phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên.
- Phải có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở nhằm bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục.
- Có tư cách đạo đức tốt.
Chồng có được nhận nuôi con nuôi của vợ cũ sau khi ly hôn hay không?
Theo quy định Điều 25 Luật Nuôi con nuôi 2010 về căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi.
Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi
Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;
2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này.
Theo Điều 26 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định cụ thể như sau:
Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi
1. Cha mẹ nuôi.
2. Con nuôi đã thành niên.
3. Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.
4. Cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 25 của Luật này:
a) Cơ quan lao động, thương binh và xã hội;
b) Hội liên hiệp phụ nữ.
Theo quy định tại Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 về người được nhận nuôi con nuôi
Người được nhận làm con nuôi
....
3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
....
Do đó, sau khi ly hôn, tùy vào từng trường hợp thì chồng sẽ được nhận nuôi con nuôi của vợ cũ:
- Trường hợp 1: Con nuôi với vợ cũ không chấm dứt việc nuôi con nuôi thì chồng sẽ không được nhận nuôi sau ly hôn vì một người chỉ được nhận làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả 2 người là vợ chồng.
- Trường hợp 2: Con nuôi với vợ cũ đã chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật thì lúc này nếu người chồng đủ điều kiện nhận nuôi con nuôi thì sau ly hôn chồng vẫn được nhận nuôi con nuôi của vợ cũ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?