Người che giấu tội phạm tội cướp tài sản bị xử lý hình sự không? Trong trường hợp nào thì che giấu tội phạm nhưng không bị xử lý hình sự?
Che giấu tội phạm là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về che giấu tội phạm như sau:
Che giấu tội phạm
1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.
Như vậy, che giấu tội phạm là một hành vi không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm là người quen, người thân đã cố tình che giấu, phi tang chứng cứ hoặc cản trở quá trình điều tra của cơ quan chức năng.
Người che giấu tội phạm tội cướp tài sản bị xử lý hình sự không? Trong trường hợp nào thì che giấu tội phạm nhưng không bị xử lý hình sự? (Hình từ Internet)
Điểm giống nhau giữa che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm?
Theo Điều 18, 19 Bộ luật Hình sự 2015 riêng Điều 19 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định cụ thể về hai trường hợp che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm như sau:
Che giấu tội phạm
1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.
2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.
Không tố giác tội phạm
1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.
2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.
Như vậy, chúng ta có thể thấy hai trường hợp này đều có một số điểm giống nhau như sau:
- Hai hành vi này đều có kết quả cuối cùng là đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Đều được hiểu là chống phá, gây cản trở khó khăn cho cơ quan điều tra.
- Cả hai hành vi này đều thực hiện trên hình là lỗi cố ý.
- Và cuối cùng là đều được quy định, điều chỉnh trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Người che giấu tội phạm tội cướp tài sản bị xử lý hình sự như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 137 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội che giấu tội phạm như sau
Tội che giấu tội phạm
1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây của Bộ luật này, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
...
c) Điều 168, Điều 169, các khoản 2, 3 và 4 Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 Điều 178;
...
Như vậy, người che giấu tội phạm tội cướp tài sản bị xử lý hình sự nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật. Cụ thể sẽ bị phạt tù lên đến 5 năm hoặc cải tạo giam giữ 3 năm tùy theo mức độ phạm tội.
Trong trường hợp nào che giấu tội phạm cướp tài sản nhưng không bị xử lý hình sự?
Căn cứ theo theo khoản 2 Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 quy định cụ thể về trường hợp che giấu tội phạm nhưng không bị xử lý hình sự đối với người thân như sau:
Che giấu tội phạm
2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.
Như vậy, hầu hết người che giấu tội phạm nhưng không bị xử lý hình xử chủ yếu là người thân trong gia đình người tội phạm.
Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp vẫn phải bị truy tố trách nhiệm hình sự vì đó là một trong những tội đặc biệt nghiêm trọng gây ra cho xã hội như là giết người, hiếp dâm, mua bán người, tội cướp tài sản, ma túy,...(được quy định cụ thể trong Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 137 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Phú Yên hiện nay là bao nhiêu mét vuông?
- Mẫu báo cáo tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng 2024?
- Trangnguyen.edu.vn vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 6 năm 2024 - 2025? Vào thi vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt thế nào? Hướng dẫn chi tiết đăng ký, đăng nhập?
- Lịch nghỉ Tết 2025 của học sinh 63 tỉnh thành theo vùng miền (Tết Ất Tỵ)?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?