Sẽ có dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa trong thời gian tới?
Sẽ có dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa trong thời gian tới?
Ngày 16/5/2023, Bộ Giao thông vận tải có ban hành Thông báo 154/TB-BGTVT năm 2023 kết luận của Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải tại cuộc họp về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.
Nổi bật, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã yêu cầu Vụ Khoa học-Công nghệ và Môi trường khẩn trương, đôn đốc Cục Đăng kiểm Việt Nam để ban hành dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 48/2015/TT-BGTVT quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa để đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng theo yêu cầu.
Ngoài ra, Thứ trưởng còn yêu cầu thực hiện các công việc sau:
- Giao Cục Đăng kiểm Việt Nam nghiên cứu, rà soát các quy định của Nghị định 111/2014/NĐ-CP. Nếu có vướng mắc, không phù hợp với thực tiễn báo cáo Bộ để đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung kịp thời.
- Giao Vụ Kết cấu hạ tầng tổ chức buổi làm việc với Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường và một số địa phương có liên quan để tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khai thác cát, sỏi trên trên sông và cửa biển.
- Giao Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam thống nhất, hướng dẫn theo các quy định hiện hành, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phương tiện thủy nội địa, tàu biển để các tàu chở thép cuộn hành hải an toàn, không để ảnh hưởng đến các doanh nghiệp gây bức xúc trong xã hội.
- Cục Đăng kiểm Việt Nam phối hợp với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có giải pháp để các khu vực đều có cơ sở đóng mới, sửa chữa phương tiện đảm bảo cho cuộc sống người dân, doanh nghiệp được ổn định.
- Giao Vụ Tổ chức cán bộ: Khẩn trương phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam để rà soát, sửa đổi, bổ sung Thông tư 49/2015/TT-BGTVT để đảm bảo không bị động về nhân lực đăng kiểm thủy phù hợp với tình hình hiện nay.
Sẽ có dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa trong thời gian tới? (Hình từ Internet)
Những phương tiện thủy nội địa nào không phải tiến hành đăng kiểm?
Tại Điều 1 Thông tư 48/2015/TT-BGTVT có quy định về phạm vi điều chỉnh Thông tư 48/2015/TT-BGTVT như sau:
Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa và việc tổ chức thực hiện đăng kiểm cho các phương tiện thủy nội địa.
2. Thông tư này không áp dụng đối với:
a) Phương tiện thủy nội địa làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tàu cá;
b) Phương tiện thủy nội địa không có động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc có sức chở đến 12 người;
c) Phương tiện thủy nội địa có động cơ công suất máy chính dưới 5 sức ngựa và có sức chở dưới 5 người;
d) Bè.
Theo đó, những phương tiện thủy nội địa không phải tiến hành đăng kiểm theo Thông tư 48/2015/TT-BGTVT như sau:
- Phương tiện thủy nội địa làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tàu cá;
- Phương tiện thủy nội địa không có động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc có sức chở đến 12 người;
- Phương tiện thủy nội địa có động cơ công suất máy chính dưới 5 sức ngựa và có sức chở dưới 5 người;
- Bè.
Công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa sẽ bao gồm những nội dung nào?
Tại Điều 4 Thông tư 48/2015/TT-BGTVT có quy định các nội dung trong công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa như sau:
Nội dung công tác đăng kiểm phương tiện
1. Thẩm định hồ sơ thiết kế và tài liệu hướng dẫn của tàu.
2. Kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm tra), cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện nhập khẩu.
3. Kiểm tra và cấp các giấy chứng nhận cho sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện.
4. Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi.
5. Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện trong quá trình hoạt động.
6. Đo đạc xác định trọng tải toàn phần và dung tích của phương tiện.
7. Đo đạc xác định mạn khô và vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện.
8. Sao và thẩm định mẫu định hình; thẩm định thiết kế thi công, thiết kế hoàn công cho phương tiện.
Theo đó, công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa sẽ bao gồm những nội dung sau:
- Thẩm định hồ sơ thiết kế và tài liệu hướng dẫn của tàu.
- Kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện nhập khẩu.
- Kiểm tra và cấp các giấy chứng nhận cho sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện.
- Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi.
- Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện trong quá trình hoạt động.
- Đo đạc xác định trọng tải toàn phần và dung tích của phương tiện.
- Đo đạc xác định mạn khô và vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện.
- Sao và thẩm định mẫu định hình; thẩm định thiết kế thi công, thiết kế hoàn công cho phương tiện.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất của 63 tỉnh thành cập nhật mới nhất?
- Cách viết Mẫu 2A, 2B: Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Bài phát biểu của Hiệu trưởng ngày 20/11 hay nhất, phù hợp với mọi cấp học?
- Có phải chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân không?
- Vịnh Hạ Long ở tỉnh nào? Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?