Bài phát biểu của Hiệu trưởng ngày 20/11 hay nhất, phù hợp với mọi cấp học?
Bài phát biểu của Hiệu trưởng ngày 20 tháng 11 hay nhất, phù hợp với mọi cấp học?
Tại Điều 1 Quyết định 167-HĐBT năm 1982 về ngày Nhà giáo Việt Nam có quy định như sau:
Điều 1.- Từ nay hàng năm sẽ lấy ngày 20 tháng 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Theo đó, kể từ khi được chính thức công nhận vào năm 1982, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 đã trở thành một ngày lễ quan trọng nước ta.
Có thể tham khảo Bài phát biểu của Hiệu trưởng ngày 20/11 hay nhất, phù hợp với mọi cấp học như sau:
Kính thưa quý vị đại biểu, quý khách, các thầy cô giáo kính yêu! Trong không khí trang trọng của buổi lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, tôi xin gửi tới toàn thể quý vị lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Hôm nay, chúng ta cùng nhau bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người thầy, người cô đã không ngừng cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Kính thưa các vị đại biểu! các vị khách quý. "Tôn sư trọng đạo" - một giá trị văn hóa cao đẹp đã đồng hành cùng dân tộc ta suốt chiều dài lịch sử. Thầy cô giáo, những người "khai sáng trí tuệ", luôn được xã hội tôn vinh và kính trọng. Họ không chỉ là những người truyền đạt kiến thức mà còn là những ngọn hải đăng soi sáng con đường đời cho mỗi em học sinh. Chính vì vậy, truyền thống tôn sư trọng đạo đã trở thành một phần không thể thiếu trong bản sắc văn hóa Việt Nam, góp phần xây dựng nên một đất nước giàu truyền thống văn hóa. Giáo dục như ngọn đèn sáng soi đường, dẫn lối cho mỗi con người. Thấu hiểu tầm quan trọng ấy, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt giáo dục lên hàng đầu, coi thầy cô là những người thắp sáng ngọn đèn tri thức ấy. Nghề giáo, xứng đáng được xã hội tôn vinh, là một trong những nghề cao quý và sáng tạo nhất. Bởi lẽ, thầy cô không chỉ là những người truyền đạt kiến thức mà còn là những người bạn, những người định hướng cho chúng ta trên con đường đời. Sinh thời, Bác Hồ đã từng khẳng định: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu" và "Nhiệm vụ giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang, vì, nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục", qua đó khẳng định tầm quan trọng vô cùng của nghề giáo trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Nghề giáo không chỉ là sự truyền đạt kiến thức mà còn là việc gieo mầm những hạt giống tốt đẹp vào tâm hồn mỗi học sinh, giúp các em trở thành những con người có ích cho xã hội. Thầy cô là những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai. Thưa quý vị đại biểu, các vị khách quý và các thầy cô giáo! Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục của xã nhà đã có những bước phát triển vượt bậc. Việc nâng cao chất lượng giáo dục luôn được đặt lên hàng đầu. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh được nhà trường đặc biệt chú trọng, góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ. Phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt" được duy trì không ngừng, tạo ra một không khí học tập sôi nổi. Nhờ đó, chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn không ngừng được nâng cao. Nhiều học sinh đã đạt được những thành tích xuất sắc trong các kỳ thi cấp huyện, cấp tỉnh, góp phần nâng cao uy tín của nhà trường. Thành công của sự nghiệp giáo dục hôm nay là kết quả của sự nỗ lực không ngừng nghỉ của biết bao thế hệ nhà giáo. Bên cạnh đó, sự quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh đạo và nhân dân đã tạo động lực to lớn, giúp chúng tôi vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong dòng chảy của thời gian, truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "tôn sư trọng đạo" vẫn luôn được dân tộc ta gìn giữ và phát huy. Mỗi khi Tết đến, xuân về hay vào những dịp lễ lớn, chúng ta thường dành những lời chúc tốt đẹp nhất cho ông bà, cha mẹ. Vậy thì vào ngày 20/11 - Ngày Nhà giáo Việt Nam, chúng ta cũng nên dành những lời tri ân sâu sắc nhất đến những người thầy, người cô, những người đã không quản khó khăn, vất vả, tận tình dạy dỗ chúng ta nên người." Nhân dịp này, tôi xin kính đề nghị các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể và toàn thể nhân dân xã QC tiếp tục quan tâm đầu tư mạnh mẽ vào sự nghiệp giáo dục. Chúng ta cần tạo mọi điều kiện tốt nhất để các thầy cô giáo phát huy hết khả năng của mình, đồng thời nâng cấp hạ tầng trường học, xây dựng môi trường học tập hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia. Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý vị đại biểu, khách quý, các thầy cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công rực rỡ trong sự nghiệp trồng người. Chúc buổi lễ của chúng ta thành công viên mãn! |
* Trên đây là Bài phát biểu của Hiệu trưởng ngày 20 tháng 11 hay nhất, phù hợp với mọi cấp học.
Bài phát biểu của Hiệu trưởng ngày 20/11 hay nhất, phù hợp với mọi cấp học? (Hình từ Internet)
Chính sách của Nhà nước đối với nhà giáo như thế nào?
Căn cứ theo Điều 77 Luật Giáo dục 2019 quy định về chính sách đối với nhà giáo cụ thể như sau:
- Nhà nước có chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và nhiệm vụ của mình.
- Giáo viên công tác tại trường chuyên, trường năng khiếu, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường, lớp dành cho người khuyết tật, trường giáo dưỡng hoặc trường chuyên biệt khác, giáo viên thực hiện giáo dục hòa nhập được hưởng chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về chế độ phụ cấp và các chính sách khác đối với nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo hiện nay như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo như sau:
Điều 72. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
...
Như vậy, trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo hiện nay như sau:
- Giáo viên mầm non: có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên;
- Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông: có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
- Nhà giáo giảng dạy trình độ đại học: có bằng thạc sĩ;
- Nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ: có bằng tiến sĩ;
- Nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp: thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngày nhà giáo Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?