Thù lao của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật khi tham gia tố tụng hình sự, tổ tụng dân sự, hành chính là bao nhiêu?
- Các phương thức tính thù lao của Luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật?
- Thù lao của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật khi tham gia tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, hành chính là bao nhiêu?
- Luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật có được cung cấp dịch vụ pháp lý bên ngoài Trung tâm tư vấn pháp luật không?
Các phương thức tính thù lao của Luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 01/2010/TT-BTP có quy định về phương thức tính thù lao tư vấn pháp luật như sau:
Căn cứ và phương thức tính thù lao tư vấn pháp luật
1. Mức thu thù lao tư vấn pháp luật đối với một vụ, việc được tính dựa trên các căn cứ sau:
a) Nội dung, tính chất của công việc;
b) Thời gian và công sức của luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật thực hiện công việc;
c) Kinh nghiệm, uy tín của các luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm.
2. Thù lao được tính theo các phương thức sau:
a) Giờ làm việc của luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật;
b) Vụ, việc với mức thù lao trọn gói;
c) Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định.
...
Theo đó, thù lao của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật được tính theo các phương thức sau:
- Giờ làm việc của luật sư
- Vụ, việc với mức thù lao trọn gói. Trong đó, mức thu thù lao tư vấn pháp luật đối với một vụ, việc được tính dựa trên các căn cứ sau:
+ Nội dung, tính chất của công việc
+ Thời gian và công sức của luật sư thực hiện công việc
+ Kinh nghiệm, uy tín của các luật sư của Trung tâm.
- Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định.
Thù lao của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật khi tham gia tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, hành chính là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 01/2010/TT-BTP có quy định về căn cứ và phương thức tính thù lao tư vấn pháp luật như sau:
Căn cứ và phương thức tính thù lao tư vấn pháp luật
...
3. Thù lao của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật khi tham gia tố tụng hình sự được thực hiện theo quy định của Luật Luật sư.
Thù lao của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật khi tham gia tố tụng dân sự, hành chính và các lĩnh vực khác được thực hiện theo thỏa thuận giữa Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh với khách hàng, phù hợp với biểu thù lao do tổ chức chủ quản quy định.
Theo Điều 55 Luật Luật sư 2006 có quy định về các căn cứ và phương thức tính thù lao của luật sư như sau:
Căn cứ và phương thức tính thù lao
1. Mức thù lao được tính dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý;
b) Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý;
c) Kinh nghiệm và uy tín của luật sư.
2. Thù lao được tính theo các phương thức sau đây:
a) Giờ làm việc của luật sư;
b) Vụ, việc với mức thù lao trọn gói;
c) Vụ, việc với mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án;
d) Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định.
Và tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 123/2013/NĐ-CP có quy định về mức trần thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự như sau:
Mức trần thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự
1. Mức thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự do khách hàng và văn phòng luật sư, công ty luật thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý dựa trên các căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 55 của Luật luật sư và được tính theo giờ hoặc tính trọn gói theo vụ việc, nhưng mức cao nhất cho 01 giờ làm việc của luật sư không được vượt quá 0,3 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.
Thời gian làm việc của luật sư do luật sư và khách hàng thỏa thuận.
Theo đó, thù lao của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật khi tham gia tố tụng hình sự được thực hiện theo quy định của Luật Luật sư và khi tham gia tố tụng dân sự, hành chính và các lĩnh vực khác được thực hiện theo thỏa thuận giữa Trung tâm tư vấn pháp luật với khách hàng, cụ thể:
- Mức thù lao của luật sư khi tham gia tố tụng hình sự được ước tính theo giờ hoặc tính trọn gói theo vụ việc, nhưng mức cao nhất cho 01 giờ làm việc của luật sư không được vượt quá 0,3 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.
Theo đó, mức thù lao cao nhất cho 01 giờ làm việc của luật sư hiện nay là 447.000 đồng. Từ ngày 01/07/2023 mức thù lao cao nhất cho 01 giờ làm việc của luật sư sẽ được tăng lên là 540.000 đồng.
- Mức thù lao của luật sư khi tham gia tố tụng dân sự, hành chính và các lĩnh vực khác được thực hiện theo thỏa thuận giữa Trung tâm tư vấn pháp luật với khách hàng, phù hợp với biểu thù lao do tổ chức chủ quản quy định.
Thù lao của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật khi tham gia tố tụng hình sự, tổ tụng dân sự, hành chính là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật có được cung cấp dịch vụ pháp lý bên ngoài Trung tâm tư vấn pháp luật không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 77/2008/NĐ-CP có quy định về
người thực hiện tư vấn pháp luật như sau:
Người thực hiện tư vấn pháp luật bao gồm:
1. Tư vấn viên pháp luật;
2. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm tư vấn pháp luật;
3. Cộng tác viên tư vấn pháp luật.
Theo khoản 3 Điều 49 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định về luật sư hành nghề với tư cách cá nhân như sau:
Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân
...
3. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên.
Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm tư vấn pháp luật;
Như vậy, luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài Trung tâm tư vấn pháp luật, trừ trường hợp:
- Được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng
- Thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cưỡi ngựa là gì? Giáo viên dạy cưỡi ngựa được phân vào nhóm ngành nào trong ngành kinh tế Việt Nam?
- Hành động xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Đơn đề nghị kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất?
- Bộ đội Biên phòng được thành lập vào ngày tháng năm nào?
- Các trường lấy điểm đánh giá năng lực 2025 cập nhật mới nhất?