Tăng cường ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới?

Xin hỏi: Ban Chỉ đạo 389 quốc gia có yêu cầu gì về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả?- Câu hỏi của anh Duy (Hải Dương).

Tăng cường ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới?

Tại Thông báo 179/TB-VPCP năm 2023, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu một số nội dung chính để kịp thời khắc phục tồn tại, hạn chế và tạo hiệu quả trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả như sau:

1. Thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm đấu tranh, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ngay trong chính các lực lượng chức năng, xây dựng nội bộ trong sạch vững mạnh; đề cao, gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ; đồng thời, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tiếp tay, bảo kê, bao che cho đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
2. Làm tốt công tác nghiệp vụ, bảo đảm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhất là các mặt hàng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng; trao đổi, chia sẻ thông tin, phối hợp giữa các lực lượng chức năng giám sát chặt chẽ các lô hàng chuyển khẩu, chuyển cảng, tạm nhập, tái xuất, hàng hóa kinh doanh có điều kiện, thuế suất cao…
3. Các lực lượng chức năng tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tăng cường phối hợp kết nối, chia sẻ thông tin phù hợp với tình hình mới; công khai số điện thoại, đường dây nóng của Ban Chỉ đạo 389 các cấp, bảo đảm tiếp nhận, xử lý kịp thời tin báo từ quần chúng Nhân dân theo quy chế của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
4. Thực hiện tổng kết Kế hoạch số 399/KH-BCĐ389 ngày 10 tháng 10 năm 2020 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử; tăng cường kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử; phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
5. Các cơ quan thông tấn, báo chí phối hợp với các lực lượng chức năng tuyên truyền, phản ánh kịp thời tình hình, kết quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; các biểu hiện tiêu cực, bất cập của các cơ quan chức năng; giúp người dân nhận biết, phân biệt hàng giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc; không tham gia, tiếp tay cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả và các hành vi lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng, tăng giá hàng hóa bất hợp lý…
...

Như vậy, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia có đưa ra một nhiệm vụ đáng chú ý đó là việc tăng cường ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhất là các mặt hàng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng trong tình hình mới.

Theo đó, các bộ, ngành, địa phương các cấp sẽ tiến hành trao đổi phối hợp giữa các lực lượng chức năng giám sát chặt chẽ các lô hàng chuyển khẩu, chuyển cảng, tạm nhập, tái xuất, hàng hóa kinh doanh có điều kiện, thuế suất cao…

Tăng cường ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhất là các mặt hàng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng trong tình hình mới?

Tăng cường ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhất là các mặt hàng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng trong tình hình mới? (Hình từ Internet)

Hành vi buôn lậu, gian lận thương mại lĩnh vực tài chính bao gồm những hành vi nào?

Tại Điều 1 Thông tư 07/2017/TT-BTC có quy định về các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại lĩnh vực tài chính bao gồm:

- Hành vi buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan.

- Hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực thuế, phí và lệ phí.

- Hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực quản lý giá.

- Hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực kế toán.

- Hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

- Hành vi gian lận thương mại trong việc in, phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn.

Cá nhân có hành vi buôn lậu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 38 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về cá nhân có hành vi buôn lậu bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

(1) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp:

Buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn lậu hoặc tại một trong các tội:

+ Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới;

+ Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm

+ Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm

+ Tội sản xuất, buôn bán hàng giả

+ Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm

+ Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh

+ Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc ...

+ Tội đầu cơ

+ Tội trốn thuế

- Đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

(2) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Có tổ chức;

- Có tính chất chuyên nghiệp;

- Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

- Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

- Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Tái phạm nguy hiểm.

(3) Phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với tội:

- Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

- Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

(4) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

- Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

- Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

- Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

Hình phạt bổ sung:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trân trọng!

Tội buôn lậu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tội buôn lậu
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo pháp luật hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yếu tố nào cấu thành tội buôn lậu theo pháp luật hình sự? Người phạm tội buôn lậu bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Tăng cường ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình báo buôn lậu hàng giả được thưởng lên đến 200.000.000 đồng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội buôn lậu
Lương Thị Tâm Như
574 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào