Có được khai thác loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ không?
Tiêu chí xác định loài được ưu tiên bảo vệ?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 160/2013/NĐ-CP có quy định về tiêu chí xác định loài được ưu tiên bảo vệ như sau:
Tiêu chí xác định loài được ưu tiên bảo vệ
Loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ phải đáp ứng các tiêu chí sau:
1. Số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng theo quy định tại Điều 5 Nghị định này;
2. Là loài đặc hữu hoặc có một trong các giá trị đặc biệt về khoa học; y tế; kinh tế; sinh thái, cảnh quan, môi trường và văn hóa - lịch sử theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.
Theo đó, tiêu chí để xác định loài được ưu tiên bảo vệ thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ là:
- Số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng.
- Là loài đặc hữu hoặc có một trong các giá trị đặc biệt về khoa học; y tế; kinh tế; sinh thái, cảnh quan, môi trường và văn hóa - lịch sử.
Có được khai thác loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 160/2013/NĐ-CP có quy định về khai thác loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ như sau:
Khai thác loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ
1. Điều kiện khai thác loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ:
a) Phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học và tạo nguồn giống ban đầu;
b) Bảo đảm không làm ảnh hưởng tiêu cực tới sự tồn tại và phát triển của loài đó trong tự nhiên;
c) Có Giấy phép khai thác do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này;
d) Được sự đồng ý của Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên đối với hoạt động khai thác tại khu bảo tồn thiên nhiên, Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đối với hoạt động khai thác tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, Cơ quan chuyên môn cấp tỉnh đối với hoạt động khai thác ngoài khu bảo tồn thiên nhiên, ngoài cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
...
Theo đó, có thể được khai thác loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ khi đáp ứng các điều kiện khai thác loài động vật hoang dã như sau:
- Phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học và tạo nguồn giống ban đầu
- Bảo đảm không làm ảnh hưởng tiêu cực tới sự tồn tại và phát triển của loài đó trong tự nhiên
- Có Giấy phép khai thác do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép theo quy định
- Được sự đồng ý của các cơ quan sau:
+ Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên đối với hoạt động khai thác tại khu bảo tồn thiên nhiên
+ Chủ cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học đối với hoạt động khai thác tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học
+ Cơ quan chuyên môn cấp tỉnh đối với hoạt động khai thác ngoài khu bảo tồn thiên nhiên, ngoài cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
Có được khai thác loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ cấp giấy phép khai thác loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 160/2013/NĐ-CP có quy định về khai thác loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ như sau:
Khai thác loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ
...
2. Hồ sơ cấp phép khai thác loài động vật hoang dã, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác theo Mẫu số 02, Phụ lục II Nghị định này;
b) Phương án khai thác theo Mẫu số 03, Phụ lục II Nghị định này;
c) Báo cáo đánh giá hiện trạng quần thể loài tại khu vực khai thác theo Mẫu số 04, Phụ lục II Nghị định này;
d) Bản sao có chứng thực văn bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học hoặc Quyết định phê duyệt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Văn bản đồng ý của tổ chức, cá nhân được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này;
e) Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân hợp lệ.
...
Theo đó, hồ sơ cấp giấy phép khai thác loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Phụ lục II Nghị định 160/2013/NĐ-CP. Tải mẫu đề nghị tại đây tại đây.
- Phương án khai thác theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Phụ lục II Nghị định 160/2013/NĐ-CP. Tải mẫu phươn án tại đây tại đây.
- Báo cáo đánh giá hiện trạng quần thể loài tại khu vực khai thác theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Phụ lục II Nghị định 160/2013/NĐ-CP. Tải mẫu báo cáo tại đây tại đây.
- Bản sao có chứng thực văn bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học hoặc Quyết định phê duyệt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Văn bản đồng ý của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
- Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân hợp lệ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?