Quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm

Hiện nay, do nhận thức pháp luật còn hạn chế nên có nhiều người dân vùng núi săn bắn, buôn bán động vật rừng quý hiếm nên bị xử lý bằng pháp luật hình sự. Chúng tôi là những cán bộ địa phương đã tuyên truyền, giáo dục nhân dân nhưng việc săn bắn nhất là việc buôn bán các loại động vật này cho các lái buôn thì chưa giảm mà có phần tăng ở những vùng cấm săn bắt động vật quý hiếm. Là một cán bộ đã từng nhiều năm gắn bó với núi rừng cùng bà con dân bản nên tôi rất muốn nắm rõ các quy định của pháp luật về loại tội phạm này? Có thể mỗi tuần luật sư dành riêng một số báo phân tích về từng loại tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thì rất tốt để tăng nhận thức của nhân dân về pháp luật.

Chuyên mục Luật sư của bạn luôn mong muốn là người bạn của nhân dân, nhất là vùng nông thôn, vùng núi. Qua chuyên mục, luật sư tin rằng bạn đọc sẽ được cặp nhật các quy định của pháp luật trong đời sống xã hội và cũng từ đó mà nhận thức đúng đắn những gì pháp luật cho phép và những gì pháp luật nghiêm cấm. Trong Bộ Luật hình sự (BLHS) có 6 điều luật quy định về tội vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm. Luật sư sẽ sắp xếp để phân tích, hướng dẫn tới bạn đọc theo đề xuất của anh. Mong bà con nông dân và bạn đọc cùng theo dõi. Tại Điều 190 BLHS quy định về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm. Các hành vi sau đây được coi là tội phạm quy định tại Điều 190 BLHS: + Hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ: là việc săn, bắt, giết, vận chuyển, buôn bán các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép, hoặc được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp. + Hành vi vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó là vận chuyển, buôn bán các loại sản phẩm như thịt, xương, sừng, da, lông, ngà, móng, vẩy, răng và các bộ phận khác từ cơ thể các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IB mà không có giấy tờ hợp pháp. Trường hợp các loại sản phẩm này được chế biến, chế tác thành hàng hoá hoặc nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất thì xử lý theo quy định của pháp luật đối với hàng cấm. Trong điều luật cũng quy định các khung hình phạt căn cứ vào hậu quả do hành vi vi phạm gây ra. Luật cũng xác định các tình tiết định khung (khung hình phạt có mức án cao) khi người vi phạm sử dụng các công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm như: sử dụng các loại vũ khí, quân dụng; các loại tên tẩm thuốc độc hoặc dùng chất độc; đào hầm, hố, cắm chông, bẫy kiềng lớn, bẫy cắm chông, bẫy gài lao, bẫy sập, dùng khúc gỗ lớn hoặc răng sắt lớn... các công cụ, phương tiện nguy hiểm nêu trên các cơ quan có thẩm quyền quy định không được phép sử dụng để săn bắt ở những địa bàn hoặc đối với loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm đó

Động vật hoang dã
Hỏi đáp mới nhất về Động vật hoang dã
Hỏi đáp pháp luật
Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB?
Hỏi đáp Pháp luật
Bỏ quy định về dừng nhập khẩu động vật hoang dã?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường cần đáp ứng các điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được khai thác loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ không?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm
Hỏi đáp pháp luật
Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý hành vi cất giữ sản phẩm động vật hoang dã nhóm IB
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý tang vật là động vật hoang dã còn sống thuộc loài nguy cấp nhập khẩu vào Việt Nam thuộc phụ lục của Công ước Cites
Hỏi đáp pháp luật
Kiểm soát và giảm thiểu tác hại của chim, động vật hoang dã, vật nuôi tại cảng hàng không, sân bay
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý tang vật là động vật hoang dã thuộc loài nguy cấp đã chết, bộ phận cơ thể, sản phẩm của chúng nhập khẩu vào Việt Nam thuộc phụ lục của Công ước Cites
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Động vật hoang dã
Thư Viện Pháp Luật
580 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Động vật hoang dã
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào