Đường sắt tốc độ cao có tốc độ tối thiểu bao nhiêu? Khi xây dựng đường sắt tốc độ cao cần đáp ứng những yêu cầu gì?

Đường sắt tốc độ cao có tốc độ tối thiểu bao nhiêu? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

Đường sắt tốc độ cao có tốc độ tối thiểu bao nhiêu?

Tại Điều 3 Luật Đường sắt 2017 có quy định về đường sắt tốc độ cao như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cầu chung là cầu có mặt cầu dùng chung cho phương tiện giao thông đường sắt và phương tiện giao thông đường bộ.
2. Chạy tàu là hoạt động để điều khiển sự di chuyển của phương tiện giao thông đường sắt.
3. Chứng vật chạy tàu là bằng chứng cho phép phương tiện giao thông đường sắt được chạy vào khu gian và được thể hiện bằng tín hiệu đèn màu, tín hiệu cánh, thẻ đường, giấy phép, phiếu đường.
4. Công lệnh tải trọng là quy định về tải trọng tối đa cho phép trên một trục và tải trọng rải đều tối đa cho phép theo chiều dài của phương tiện giao thông đường sắt được quy định trên từng cầu, đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt.
5. Công lệnh tốc độ là quy định về tốc độ tối đa cho phép phương tiện giao thông đường sắt chạy trên từng cầu, đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt.
6. Công trình đường sắt là công trình xây dựng phục vụ giao thông vận tải đường sắt, bao gồm đường, cầu, cống, hầm, kè, tường chắn, ga, đề-pô, hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin, tín hiệu, hệ thống báo hiệu cố định, hệ thống cấp điện và các công trình, thiết bị phụ trợ khác của đường sắt.
7. Công trình công nghiệp đường sắt là công trình được xây dựng để phục vụ cho các hoạt động sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, hoán cải phương tiện giao thông đường sắt; sản xuất phụ kiện, phụ tùng, vật tư, thiết bị chuyên dùng cho đường sắt.
8. Đề-pô là nơi tập kết tàu để bảo dưỡng, sửa chữa, thực hiện các tác nghiệp kỹ thuật khác.
9. Đường ngang là đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng và khai thác.
10. Đường sắt tốc độ cao là một loại hình của đường sắt quốc gia có tốc độ thiết kế từ 200 km/h trở lên, có khổ đường 1.435 mm, đường đôi, điện khí hóa.
11. Ga đường sắt là nơi để phương tiện giao thông đường sắt dừng, tránh, vượt, đón, trả khách, xếp, dỡ hàng hoá, thực hiện tác nghiệp kỹ thuật và các dịch vụ khác.

Theo đó, đường sắt tốc độ cao là một loại hình của đường sắt quốc gia có tốc độ thiết kế từ 200 km/h trở lên, có khổ đường 1.435 mm, đường đôi, điện khí hóa.

Đường sắt tốc độ cao có tốc độ tối thiểu bao nhiêu? Khi xây dựng đường sắt tốc độ cao cần đáp ứng những yêu cầu gì?

Đường sắt tốc độ cao có tốc độ tối thiểu bao nhiêu? Khi xây dựng đường sắt tốc độ cao cần đáp ứng những yêu cầu gì? (Hình từ Internet)

Khi xây dựng đường sắt tốc độ cao cần đáp ứng những yêu cầu gì?

Tại Điều 78 Luật Đường sắt 2017 có quy định về những yêu cầu chung khi xây dựng đường sắt tốc độ cao. Cụ thể:

- Kết nối hiệu quả các đô thị lớn, trung tâm kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm và phương thức vận tải khác.

- Bảo đảm đồng bộ, hiện đại, an toàn, phòng, chống thiên tai và bảo vệ môi trường.

- Phải được nghiên cứu tổng thể toàn tuyến và tổ chức xây dựng theo nhu cầu vận tải, khả năng huy động vốn.

- Công trình và phương tiện, thiết bị đường sắt tốc độ cao phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật bảo đảm đồng bộ, an toàn, hiệu quả và đáp ứng yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn.

- Phải duy trì hệ thống quản lý đủ khả năng kiểm tra và giám sát khai thác chạy tàu an toàn.

- Đất dành cho đường sắt tốc độ cao theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phải được cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng để quản lý, chuẩn bị đầu tư xây dựng.

- Hành lang an toàn của đường sắt tốc độ cao phải được bảo vệ nghiêm ngặt, tránh mọi hành vi xâm nhập trái phép.

- Phải bảo đảm thuận tiện cho hành khách và bảo đảm tiếp cận sử dụng cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật.

- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ phù hợp với kế hoạch xây dựng và đáp ứng yêu cầu quản lý, vận hành, khai thác.

Việc quản lý an toàn đường sắt tốc độ cao được thực hiện như thế nào?

Tại Điều 82 Luật Đường sắt 2017 có quy định về việc quản lý an toàn đường sắt tốc độ cao. Cụ thể:

- Đường sắt tốc độ cao xây dựng mới hoặc nâng cấp trước khi đưa vào khai thác phải được đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống.

- Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt tốc độ cao phải xây dựng và duy trì hệ thống quản lý an toàn.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đường sắt tốc độ cao
Huỳnh Minh Hân
1,621 lượt xem
Đường sắt tốc độ cao
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đường sắt tốc độ cao
Hỏi đáp Pháp luật
Các tỉnh thành có tuyến đường sắt tốc độ cao đi qua?
Hỏi đáp Pháp luật
Đường sắt tốc độ cao có tốc độ tối thiểu bao nhiêu? Khi xây dựng đường sắt tốc độ cao cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đường sắt tốc độ cao có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào