Ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư xây dựng, nâng cấp công trình cấp nước tập trung nhằm ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước?

Bố trí kinh phí đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước tập trung nhằm ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước được thực hiện như thế nào? Nhờ tư vấn.

Sẽ ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước tập trung nhằm ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước?

Ngày 13/5/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện 397/CĐ-TTg năm 2023 về chủ động triển khai biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nhất là các tỉnh, thành phố khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước tập trung nhằm ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.

Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ còn yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện một số công việc như sau:

- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động tích trữ nước ngọt, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, điện, triệt để chống thất thoát, lãng phí nước.

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm kê, đánh giá nguồn nước dự trữ tại các hồ chứa nước, công trình thủy lợi trên địa bàn, tính toán cân bằng nước để có kế hoạch vận hành từng hệ thống thủy lợi, hồ chứa thủy lợi, thủy điện, điều chỉnh, bổ sung phương án sử dụng nước.

Trong đó, ưu tiên nguồn nước cấp nước cho sinh hoạt, chăm lo sức khỏe cho người dân, chăn nuôi gia súc và các lĩnh vực sản xuất trọng yếu.

- Triển khai các biện pháp cần thiết để trữ nước, ngăn mặn; đẩy nhanh tiến độ thi công sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt; lắp đặt và vận hành trạm bơm dã chiến;

- Kéo dài đường ống dẫn nước để kết nối nguồn nước từ đô thị phục vụ cho nông thôn; vận chuyển nước sinh hoạt cho các khu dân cư, trường học, bệnh viện, cơ sở y tế tại các khu vực không đảm bảo nguồn nước.

- Chủ động thực hiện giải pháp cung cấp nước, không để thiếu nước cho sinh hoạt và chăn nuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của nhân dân, nhất là đối với vùng núi, vùng ven biển thường xảy ra thiếu nước sinh hoạt.

- Căn cứ tình hình cụ thể về nguồn nước và khả năng cấp nước, điều chỉnh mùa vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp, chuyển đổi diện tích trồng lúa ở vùng hạn hán, chưa bảo đảm cấp nước sang cây trồng cạn.

-Chủ động bố trí ngân sách địa phương để triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn.

Ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư xây dựng, nâng cấp công trình cấp nước tập trung nhằm ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước?

Ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư xây dựng, nâng cấp công trình cấp nước tập trung nhằm ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc triển khai biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn như thế nào?

Tại Mục 2 Công điện 397/CĐ-TTg năm 2023 có quy định về trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc triển khai biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, cụ thể:

- Phân công 01 đồng chí lãnh đạo Bộ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương xây dựng và thực hiện phương án phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn;

- Tổ chức dự báo chuyên ngành, chỉ đạo, hướng dẫn điều chỉnh thời vụ, cơ cấu cây trồng và thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước.

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nguồn nước, hướng dẫn điều tiết nước tại các hồ chứa thủy lợi, quản lý nguồn nước trong các hệ thống công trình thủy lợi;

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá cân đối nguồn nước để điều chỉnh kế hoạch sử dụng nước phù hợp đáp ứng tốt nhất nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất.

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng tính toán, lập kế hoạch lấy nước cụ thể phục vụ sản xuất vụ Hè Thu năm 2023; chủ trì, thống nhất với các cơ quan liên quan về thời gian cụ thể và phương án điều tiết nước cho hạ du theo hướng linh hoạt phù hợp khả năng lấy nước hiệu quả của công trình thủy lợi;

- Hướng dẫn các địa phương về mùa vụ, thời gian lấy nước phù hợp với thời gian xả nước gia tăng của các hồ chứa theo kế hoạch, không để kéo dài thời gian lấy nước.

- Phối hợp với các địa phương rà soát, xác định các vùng có thể chủ động được nguồn nước, vùng có nguy cơ cao bị hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, trên cơ sở đó hướng dẫn chuyển đổi cây trồng, sản xuất phù hợp, hạn chế nguy cơ bị thiệt hại do hạn hán, thiếu nước.

- Tổng hợp tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ở các địa phương, chủ động phối hợp với các bộ, ngành đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ các địa phương, nhất là các tỉnh khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn theo quy định của pháp luật.

Công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản nào?

Tại Điều 4 Thông tư 23/2022/TT-BNNPTNT có quy định về yêu cầu cơ bản của công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung bảo đảm cấp nước an toàn như sau:

Yêu cầu cơ bản của công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung bảo đảm cấp nước an toàn
1. Bảo đảm cấp nước liên tục, ổn định, đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng theo quy định của pháp luật.
2. Các hạng mục công trình thu, xử lý, trữ, phân phối nước sạch đến khách hàng được quản lý, vận hành, bảo dưỡng theo quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật.
3. Có phương án kiểm soát các nguy hại, rủi ro, sự cố có thể xảy ra trong hệ thống từ nguồn nước đến khách hàng và biện pháp cấp nước dự phòng trường hợp xảy ra gián đoạn cấp nước trên 48 giờ.
4. Có cơ chế quản lý tài chính rõ ràng, doanh thu đủ bù đắp chi phí và có tích lũy phục vụ công tác duy tu, sửa chữa nhỏ và khắc phục sự cố.

Theo đó, công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

- Bảo đảm cấp nước liên tục, ổn định, đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng theo quy định của pháp luật.

- Các hạng mục công trình thu, xử lý, trữ, phân phối nước sạch đến khách hàng được quản lý, vận hành, bảo dưỡng theo quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật.

- Có phương án kiểm soát các nguy hại, rủi ro, sự cố có thể xảy ra trong hệ thống từ nguồn nước đến khách hàng và biện pháp cấp nước dự phòng trường hợp xảy ra gián đoạn cấp nước trên 48 giờ.

- Có cơ chế quản lý tài chính rõ ràng, doanh thu đủ bù đắp chi phí và có tích lũy phục vụ công tác duy tu, sửa chữa nhỏ và khắc phục sự cố.

Trân trọng!

Công trình cấp nước
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công trình cấp nước
Hỏi đáp Pháp luật
Ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư xây dựng, nâng cấp công trình cấp nước tập trung nhằm ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công trình cấp nước
Huỳnh Minh Hân
547 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công trình cấp nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công trình cấp nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào