Không mang Giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu? Cảnh sát giao thông có được tạm giữ phương tiện nếu không mang Giấy phép lái xe?
Không mang Giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định ở khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 đã liệt kê cụ thể các loại giấy tờ mà người điều khiển phương tiện giao thông bắt buộc mang theo, trong đó bao gồm:
Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
...
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Như vậy, từ quy định trên có thể thấy khi tham gia giao thông, người lái xe bắt buộc phải mang theo Giấy phép lái xe. Đây được coi là một trong những vật bất ly thân của người lái xe khi đi đường.
Ngoài ra nếu không mang Giấy phép lái xe, người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông sẽ bị Cảnh sát giao thông xử phạt hành chính theo điểm c khoản 2 Điều 21 đối với xe máy tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP với các mức sau:
Trường hợp đối với xe ô tô quy định tại điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP với các mức sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
...
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
c) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, điểm c khoản 7 Điều này.
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 Điều này;
...
Như vậy, đối với hành vi quên mang Giấy phép lại xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có thể sẽ bị Cảnh sát giao thông xử phạt hành chính.
- Mức phạt lỗi không mang bằng lái xe với xe máy và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo bằng lái xe thì bị phạt phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
- Mức phạt lỗi không mang bằng lái xe với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
Lưu ý, theo Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt trên không áp dụng với trường hợp người lái xe có Giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.
Không mang Giấy phép lái xe sẽ bị Cảnh sát giao thông xử phạt thế nào? Có bị tạm giữ xe không? (Hình ảnh Internet)
Cảnh sát giao thông có được tạm giữ phương tiện nếu không mang Giấy phép lái xe?
Căn cứ khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm cụ thể như sau:
Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
...
3. Đối với trường hợp tại thời điểm kiểm tra, người điều khiển phương tiện không xuất trình được một, một số hoặc tất cả các giấy tờ (Giấy phép lái xe, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường) theo quy định, xử lý như sau:
a) Người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện về hành vi không có giấy tờ (tương ứng với những loại giấy tờ không xuất trình được), đồng thời lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện về những hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 30 Nghị định này và tạm giữ phương tiện theo quy định;
b) Trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, nếu người vi phạm xuất trình được các giấy tờ theo quy định thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ đối với người điều khiển phương tiện (không xử phạt đối với chủ phương tiện);
c) Quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm mới xuất trình được hoặc không xuất trình được giấy tờ theo quy định thì phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với các hành vi vi phạm đã ghi trong biên bản vi phạm hành chính.
...
Như vậy, tại thời điểm kiểm tra, nếu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không xuất trình được Giấy phép lái xe thì Cảnh sát giao thông sẽ lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không có Giấy phép lái xe và tạm giữ phương tiện theo quy định.
Trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm, nếu người vi phạm xuất trình được Giấy phép lái xe thì Cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo Giấy phép lái xe.
Ngược lại, nếu quá thời hạn hẹn giải quyết, người vi phạm mới xuất trình được hoặc không xuất trình được Giấy phép thì phải chấp hành quyết định xử phạt hành vi không có Giấy phép lái xe.
Do đó, với lỗi không mang Giấy phép lái xe, Cảnh sát giao thông hoàn toàn có quyền tạm giữ phương tiện. Thời hạn tạm giữ phương tiện theo quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Nếu vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh thì được kéo dài thời hạn tạm giữ nhưng không quá 30 ngày.
Vậy nên, không mang theo Giấy phép lái xe khi điều khiển phượng tiện tham gia giao thông mà Cảnh sát giao thông kiểm tra sẽ bị tạm giữ xe trong 07 ngày và có thể kéo dài đến 30 ngày với vụ việc có tính chất phức tạp.
Khi hết thời hạn tạm giữ người vi phạm cần chú ý điều gì?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tam giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính về trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ như sau:
Trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ
1. Việc trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.
2. Người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, tịch thu thực hiện việc trả lại hoặc chuyển tang vật, phương tiện khi đã có quyết định trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc quyết định chuyển tang vật, phương tiện theo trình tự như sau:
a) Kiểm tra quyết định trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc quyết định chuyển tang vật, phương tiện; kiểm tra thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người đến nhận.
Người đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ phải là người vi phạm hoặc chủ sở hữu có tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Nếu chủ sở hữu, tổ chức, cá nhân vi phạm ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của người quản lý. Việc giao, nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được lập thành biên bản;
c) Trường hợp chuyển tang vật, phương tiện cho cơ quan điều tra, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc cơ quan giám định thì người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải lập biên bản về số lượng, khối lượng, trọng lượng, đặc điểm, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng của tang vật, phương tiện. Biên bản được lập thành 02 bản có chữ ký của bên giao và bên nhận, mỗi bên giữ 01 bản;
d) Đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu đã được xác lập quyền sở hữu toàn dân hoặc đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản thì cơ quan của người đã ra quyết định tịch thu trước đó phối hợp với cơ quan được giao chủ trì xử lý tài sản tổ chức chuyển giao tài sản và hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến tài sản cho cơ quan, tổ chức tiếp nhận.
...
Như vậy, khi hết thời hạn tạm giữ việc trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền;
- Khi đến nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải là người vi phạm hoặc chủ sở hữu có tang vật, phương tiện bị tạm giữ đó, trường hợp nếu ủy quyền cho người khác thì phải được lập thành văn bản;
- Người vi phạm khi đến nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải mang theo biên bản tạm giữ để kiểm tra dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý;
- Bên cạnh việc xuất trình các giấy tờ trên để nhận lại xe bị tạm giữ, người vi phạm còn phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản phương tiện trong thời gian bị tạm giữ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy phép lái xe có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự kiến khi nào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam hoàn thành?
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng là gì? Gồm những dự án nào?
- Yêu cầu đối với các hoạt động khai thác cát sỏi trong hồ theo Nghị định 53?
- Doanh nghiệp bảo hiểm thay đổi Chủ tịch HĐQT khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận phạt đến 180 triệu?
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?