Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật?
Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật là gì?
Điều 2 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012 có quy định về pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật. Cụ thể:
Pháp điển là việc cơ quan nhà nước rà soát, tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, trừ Hiến pháp, để xây dựng Bộ pháp điển.
Khi thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
Tại Điều 3 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012 có nêu 04 nguyên tắc khi thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật. Cụ thể:
- Không làm thay đổi nội dung của quy phạm pháp luật được pháp điển.
- Theo thứ bậc hiệu lực pháp lý của quy phạm pháp luật từ cao xuống thấp.
- Cập nhật quy phạm pháp luật mới được ban hành vào Bộ pháp điển và loại bỏ quy phạm pháp luật hết hiệu lực khỏi Bộ pháp điển.
- Tuân thủ thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện pháp điển.
Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật?
Điều 4 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012 có quy định về thẩm quyền thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật như sau:
Thẩm quyền thực hiện pháp điển
1. Bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo; quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình.
2. Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo; quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của mình.
3. Văn phòng Quốc hội thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành điều chỉnh những vấn đề không thuộc thẩm quyền thực hiện pháp điển của cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch nước ban hành không thuộc thẩm quyền thực hiện pháp điển của cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Theo đó, Bộ, cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước là những cơ quan có thẩm quyền thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.
Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật?
Tại Điều 15 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012 có quy định về trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong công tác pháp điển hóa như sau:
Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
1. Trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về pháp điển
2. Hướng dẫn việc thực hiện pháp điển; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác pháp điển.
3. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện pháp điển của các cơ quan thực hiện pháp điển.
4. Xử lý theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý những vấn đề vướng mắc liên quan đến việc thực hiện pháp điển.
5. Lập Đề án xây dựng Bộ pháp điển trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
6. Xây dựng Trang thông tin điện tử pháp điển; duy trì thường xuyên Bộ pháp điển trên Trang thông tin điện tử pháp điển; quản lý, ban hành quy định về huy động nguồn lực xã hội trong việc xuất bản Bộ pháp điển bằng văn bản.
7. Định kỳ hằng năm báo cáo Chính phủ về công tác pháp điển.
Theo đó, trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật bao gồm:
- Trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về pháp điển
- Hướng dẫn việc thực hiện pháp điển; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác pháp điển.
- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện pháp điển của các cơ quan thực hiện pháp điển.
- Xử lý theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý những vấn đề vướng mắc liên quan đến việc thực hiện pháp điển.
- Lập Đề án xây dựng Bộ pháp điển trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Xây dựng Trang thông tin điện tử pháp điển; duy trì thường xuyên Bộ pháp điển trên Trang thông tin điện tử pháp điển; quản lý, ban hành quy định về huy động nguồn lực xã hội trong việc xuất bản Bộ pháp điển bằng văn bản.
- Định kỳ hằng năm báo cáo Chính phủ về công tác pháp điển.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp đề thi giữa học kì 1 Lớp 2 môn Tiếng việt Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?
- Khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư tại tỉnh Tây Ninh hiện nay?
- Mẫu Bản nhận xét đảng viên dự bị chuyển chính thức mới nhất 2024?
- Trường hợp đã công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế thì có được khai bổ sung hồ sơ khai thuế không?
- Từ ngày 01/01/2025, bằng lái xe hạng CE có thời hạn bao nhiêu năm?