Khi nào thì việc hòa giải ở cơ sở được coi là hòa giải thành? Để tiến hành hòa giải ở cơ sở thì phụ thuộc vào căn cứ nào?

Việc hòa giải ở cơ sở được coi là hòa giải thành trong những trường hợp nào? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ

Để tiến hành hòa giải ở cơ sở thì phụ thuộc vào căn cứ nào?

Căn cứ tại Điều 16 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 có quy định về căn cứ tiến hành hòa giải như sau:

Căn cứ tiến hành hòa giải
Hòa giải ở cơ sở được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau đây:
1. Một bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải;
2. Hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải;
3. Theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Như vậy, căn cứ để tiến hành hòa giải ở cơ sở bao gồm:

- Một bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải;

- Hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải;

- Theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Khi nào thì việc hòa giải ở cơ sở được coi là hòa giải thành? Để tiến hành hòa giải ở cơ sở thì phụ thuộc vào căn cứ nào?

Khi nào thì việc hòa giải ở cơ sở được coi là hòa giải thành? Để tiến hành hòa giải ở cơ sở thì phụ thuộc vào căn cứ nào? (Hòa giải ở cơ sở)

Khi nào thì việc hòa giải ở cơ sở được coi là hòa giải thành?

Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 quy định về thỏa thuận hòa giải thành như sau:

Hòa giải thành
1. Hòa giải thành là trường hợp các bên đạt được thỏa thuận.
2. Các bên có thể thỏa thuận lập văn bản hòa giải thành gồm các nội dung chính sau đây:
a) Căn cứ tiến hành hòa giải;
b) Thông tin cơ bản về các bên;
c) Nội dung chủ yếu của vụ, việc;
d) Diễn biến của quá trình hòa giải;
đ) Thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện;
e) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
g) Phương thức, thời hạn thực hiện thỏa thuận;
h) Chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và của hòa giải viên.

Như vậy, việc hòa giải ở cơ sở được coi là hòa giải thành khi các bên đạt được thỏa thuận và thỏa thuận đó phải được lập thành văn bản hòa giải thành gồm các nội dung chính sau:

- Căn cứ tiến hành hòa giải;

- Thông tin cơ bản về các bên;

- Nội dung chủ yếu của vụ, việc;

- Diễn biến của quá trình hòa giải;

- Thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện;

- Quyền và nghĩa vụ của các bên;

- Phương thức, thời hạn thực hiện thỏa thuận;

- Chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và của hòa giải viên.

Đã hòa giải thành tại cơ sở thì một bên không thực hiện thỏa thuận có được không?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 25 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 có quy định về thực hiện thỏa thuận hòa giải thành như sau:

Thực hiện thỏa thuận hòa giải thành
1. Các bên có trách nhiệm thực hiện thỏa thuận hòa giải thành.
2. Trong quá trình thực hiện thỏa thuận hòa giải thành, nếu một bên vì sự kiện bất khả kháng không thể thực hiện được thì có trách nhiệm trao đổi, thỏa thuận với bên kia và thông báo cho hòa giải viên.

Như vậy, trong quá trình thực hiện thỏa thuận hòa giải thành, một bên có thể không thực hiện được thỏa thuận nếu bên đó thuộc trường hợp vì sự kiện bất khả kháng và phải có trách nhiệm trao đổi, thỏa thuận với bên kia và thông báo cho hòa giải viên.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hòa giải được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 17 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 có quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hòa giải như sau:

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hòa giải
1. Lựa chọn, đề xuất hòa giải viên, địa điểm, thời gian để tiến hành hòa giải.
2. Đồng ý hoặc từ chối hòa giải; yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hòa giải.
3. Yêu cầu việc hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai.
4. Được bày tỏ ý chí và quyết định về nội dung giải quyết hòa giải.
5. Trình bày đúng sự thật các tình tiết của vụ, việc; cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan.
6. Tôn trọng hòa giải viên, quyền của các bên có liên quan.
7. Không gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự tại địa điểm hòa giải.

Như vậy, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hòa giải bao gồm:

- Lựa chọn, đề xuất hòa giải viên, địa điểm, thời gian để tiến hành hòa giải.

- Đồng ý hoặc từ chối hòa giải; yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hòa giải.

- Yêu cầu việc hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai.

- Được bày tỏ ý chí và quyết định về nội dung giải quyết hòa giải.

- Trình bày đúng sự thật các tình tiết của vụ, việc; cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan.

- Tôn trọng hòa giải viên, quyền của các bên có liên quan.

- Không gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự tại địa điểm hòa giải.

Trân trọng!

Hòa giải ở cơ sở
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hòa giải ở cơ sở
Hỏi đáp Pháp luật
Vi phạm pháp luật hình sự có thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ hòa giải là gì? Trách nhiệm của Tổ hòa giải được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 tỉnh Khánh Hòa?
Hỏi đáp Pháp luật
Các bên tranh chấp, mâu thuẫn trong hòa giải ở cơ sở có nghĩa vụ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật Hòa giải ở cơ sở, mỗi tổ hòa giải có bao nhiêu thành viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Hòa giải ở cơ sở là gì? Hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào thì việc hòa giải ở cơ sở được coi là hòa giải thành? Để tiến hành hòa giải ở cơ sở thì phụ thuộc vào căn cứ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2023, triển khai kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hòa giải ở cơ sở
Võ Ngọc Trúc Quỳnh
1,857 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào