Những cơ sở nào phục vụ hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường cao tốc?
- Những cơ sở nào phục vụ hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường cao tốc?
- Nguyên tắc hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông của các cơ sở phục vụ hoạt động cứu nạn trên đường cao tốc là gì?
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên đường cao tốc thực hiện những hoạt động cấp cứu nào khi xảy ra tai nạn giao thông?
Những cơ sở nào phục vụ hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường cao tốc?
Theo Điều 3 Thông tư 49/2016/TT-BYT quy định về mạng lưới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc như sau:
Mạng lưới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc
Mạng lưới cơ sở phục vụ hoạt động cứu nạn trên đường cao tốc bao gồm các trạm cấp cứu trên đường bộ cao tốc được tổ chức như sau:
1. Trạm cấp cứu được tổ chức lồng ghép với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sẵn trên tuyến đường cao tốc đi qua bao gồm: Trạm y tế xã/phường, Trung tâm y tế quận/huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh, Trung tâm cấp cứu 115, Bệnh viện nhà nước và Bệnh viện tư nhân.
2. Vị trí, địa điểm: Tối thiểu 50 km đường bộ cao tốc phải có một trạm cấp cứu.
Như vậy, mạng lưới cơ sở phục vụ hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường cao tốc bao gồm các trạm cấp cứu trên đường bộ cao tốc.
Theo đó, trạm cấp cứu thực hiện cấp cứu tai nạn giao thông trên đường cao tốc được tổ chức lồng ghép với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sẵn trên tuyến đường cao tốc đi qua bao gồm:
- Trạm y tế xã/phường, Trung tâm y tế quận/huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh,
- Trung tâm cấp cứu 115
- Bệnh viện nhà nước
- Bệnh viện tư nhân.
Vị trí, địa điểm: Tối thiểu 50 km đường bộ cao tốc phải có một trạm cấp cứu.
Những cơ sở nào phục vụ hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường cao tốc? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông của các cơ sở phục vụ hoạt động cứu nạn trên đường cao tốc là gì?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 49/2016/TT-BYT có quy định về nguyên tắc hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông như sau:
Nguyên tắc hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông
1. Bảo đảm nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông để cấp cứu và vận chuyển kịp thời nạn nhân đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất.
2. Tuân thủ đúng chuyên môn kỹ thuật y tế trong cấp cứu người bị tai nạn giao thông.
3. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm trong việc cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông.
Theo đó, các cơ sở phục vụ hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường cao tốc thực hiện hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông phải đảm bảo nguyên tắc sau:
- Bảo đảm nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông để cấp cứu và vận chuyển kịp thời nạn nhân đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất.
- Tuân thủ đúng chuyên môn kỹ thuật y tế trong cấp cứu người bị tai nạn giao thông.
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm trong việc cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên đường cao tốc thực hiện những hoạt động cấp cứu nào khi xảy ra tai nạn giao thông?
Căn cứ tại khoản 4 và khoản 5 Điều 4 Thông tư 49/2016/TT-BYT quy định về nội dung hoạt động cấp cứu như sau:
Nội dung hoạt động cấp cứu
...
4. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu cho người tham gia giao thông bị tai nạn theo Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc ban hành kèm theo Quyết định số 01/2008/QĐ-BYT ngày 21 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc chuyển tuyến ngay trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn đến các cơ sở y tế phù hợp sau khi đã thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu.
Như vậy, nội dung hoạt động cấp cứu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên đường cao tốc là:
- Thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu cho người tham gia giao thông bị tai nạn theo Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc chuyển tuyến ngay trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn đến các cơ sở y tế phù hợp sau khi đã thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?