Tại trung tâm đăng kiểm xe cơ giới phải bố trí lực lượng, hướng dẫn, phân luồng đảm bảo trật tự, an toàn giao thông?
Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới là gì?
Tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 139/2018/NĐ-CP có quy định về đơn vị đăng kiểm xe cơ giới như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kiểm định xe cơ giới (sau đây gọi tắt là kiểm định) là việc kiểm tra lần đầu và định kỳ về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới.
2. Giấy Chứng nhận kiểm định chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi tắt là giấy chứng nhận kiểm định) là chứng chỉ xác nhận xe cơ giới đã được kiểm định và đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
3. Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới (sau đây gọi tắt là đơn vị đăng kiểm) là các tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, cung cấp dịch vụ công thực hiện công tác kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới.
....
Theo đó, đơn vị đăng kiểm xe cơ giới là các tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, cung cấp dịch vụ công thực hiện công tác kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới.
Tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới phải bố trí lực lượng, hướng dẫn, phân luồng đảm bảo trật tự, an toàn giao thông? (Hình từ Internet)
Tại trung tâm đăng kiểm xe cơ giới phải bố trí lực lượng, hướng dẫn, phân luồng đảm bảo trật tự, an toàn giao thông?
Ngày 18/4/2023, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Công văn 3905/BGTVT-KHCN&MT năm 2023 về phối hợp quản lý nhà nước trong hoạt động đăng kiểm xe cơ giới.
Một trong những nội dung quan trọng mà Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố là chỉ đạo các cơ quan chức năng ở địa phương bố trí lực lượng, hướng dẫn, phân luồng đảm bảo trật tự, an toàn giao thông tại các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới.
Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải còn yêu cầu thực hiện một số công việc như sau:
- Tăng cường công tác tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân chủ động lựa chọn, đăng ký đặt lịch kiểm định tại các trung tâm đăng kiểm, tránh tình trạng tập trung số lượng lớn phương tiện chờ tại khu vực lân cận các trung tâm đăng kiểm dẫn đến ùn tắc, mất trật tự an toàn giao thông cục bộ.
- Chủ động theo dõi, nắm bắt, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm định, nhất là việc các tổ chức, cá nhân lợi dụng việc ùn tắc phương tiện tại các trung tâm đăng kiểm để thực hiện các hành vi trục lợi gây bức xúc dư luận xã hội, mất niềm tin của nhân dân.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh những hạn chế, thiếu sót trong công tác kiểm định phương tiện giao thông, trường hợp phát hiện các sai phạm phải kịp thời xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm đối với trung tâm đăng kiểm, đăng kiểm viên trong thực thi nhiệm vụ.
- Chỉ đạo Sở Giao thông vận tải tăng cường công tác phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam trong hoạt động đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ, nhân viên làm công tác đăng kiểm; tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ nhằm ngăn ngừa các hành vi tiêu cực.
Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới là gì?
Điều kiện chung:
Tại Điều 5 Nghị định 139/2018/NĐ-CP có quy định về điều kiện chung để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới. Theo đó, tổ chức phải đáp ứng 02 điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới. Cụ thể:
- Điều kiện về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định;
- Điều kiện về nhân lực.
Điều kiện về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định
Tại Điều 6 Nghị định 139/2018/NĐ-CP có quy định về điều kiện về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới. Cụ thể:
- Mặt bằng đơn vị đăng kiểm là nơi dùng để bố trí các công trình phục vụ việc kiểm định xe cơ giới trên cùng một khu đất, có diện tích được quy định như sau:
+ Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại I, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.250 m2;
+ Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại II, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.500 m2;
+ Đối với đơn vị đăng kiểm có hai dây chuyền kiểm định, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 2.500 m2;
+ Đối với đơn vị đăng kiểm có từ 03 (ba) dây chuyền kiểm định trở lên thì diện tích sử dụng cho hoạt động kiểm định từ dây chuyền thứ 3 trở lên tăng thêm tương ứng cho mỗi dây chuyền không nhỏ hơn 625 m2.
- Xưởng kiểm định
+ Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại I: Kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) là 30 x 4 x 3,5 (m);
+ Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại II: Kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) là 36 x 5 x 4,5 (m);
+ Đối với xưởng kiểm định có nhiều dây chuyền kiểm định bố trí cạnh nhau thì khoảng cách giữa tâm các dây chuyền kiểm định không nhỏ hơn 4 m và khoảng cách từ tâm dây chuyền ngoài cùng đến mặt trong tường bao gần nhất của xưởng kiểm định không nhỏ hơn 2,5 m;
+ Đối với trường hợp dây chuyền kiểm định bố trí tại nhiều xưởng kiểm định thì tổng chiều dài tối thiểu các xưởng kiểm định phải bằng chiều dài tương ứng với loại dây chuyền quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
Dây chuyền kiểm định phải được bố trí, lắp đặt các thiết bị kiểm tra và dụng cụ kiểm tra phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Giao thông vận tải ban hành, đảm bảo kiểm tra được đầy đủ các hệ thống, tổng thành, chi tiết của xe cơ giới tham gia giao thông để đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.
Điều kiện về nhân lực
Tại Điều 7 Nghị định 139/2018/NĐ-CP có quy định điều kiện về nhân lực để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới. Cụ thể:
- Mỗi dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu 03 đăng kiểm viên, trong đó có ít nhất một đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao.
- Có phụ trách dây chuyền kiểm định. Mỗi phụ trách dây chuyền kiểm định chỉ được phụ trách tối đa hai dây chuyền kiểm định.
- Có lãnh đạo đơn vị đăng kiểm và nhân viên nghiệp vụ đáp ứng các quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?