Hiện nay Việt Nam có bao nhiêu bộ luật đang có hiệu lực? Cơ quan nào có thể sửa đổi, bổ sung các bộ luật đang có hiệu lực?

Hiện nay Việt Nam có bao nhiêu bộ luật đang có hiệu lực? Cơ quan nào có thể sửa đổi, bổ sung các bộ luật đang có hiệu lực? Câu hỏi của bạn An ở Lâm Đồng

Hiện nay Việt Nam có bao nhiêu bộ luật đang có hiệu lực?

Hiện nay, Việt Nam có 6 Bộ luật, bao gồm

(1) Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017);

(2) Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Luật Sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2021);

(3) Bộ luật Dân sự 2015;

(4) Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (được sửa đổi bổ sung bởi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022; Luật Doanh nghiệp 2020; Bộ luật Lao động 2019);

(5) Bộ luật Lao động 2019;

(6) Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 (được sửa đổi bởi Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018);

Như vậy, hiện nay có 06 bộ luật đang có hiệu lực bao gồm: Bộ luật Hình sự 2015; Bộ luật Tố tụng hình sự 2015; Bộ luật Dân sự 2015; Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; Bộ luật Lao động 2019; Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015.

Hiện nay Việt Nam có bao nhiêu bộ luật đang có hiệu lực? Cơ quan nào có thể sửa đổi, bổ sung các bộ luật đang có hiệu lực?

Hiện nay Việt Nam có bao nhiêu bộ luật đang có hiệu lực? Cơ quan nào có thể sửa đổi, bổ sung các bộ luật đang có hiệu lực? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào có thể sửa đổi, bổ sung các bộ luật đang có hiệu lực?

Tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 có quy định về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như sau:

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
8a. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Tại khoản 1 Điều 12 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định như sau:

Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền. Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản khác phải xác định rõ tên văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.
Văn bản bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo, niêm yết theo quy định.
...

Theo đó, Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó

Bộ luật là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành. Chính vì vậy, chỉ có các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành mới có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế các bộ luật đang có hiệu lực.

Số, ký hiệu của bộ luật được quy định như thế nào?

Tại khoản 4 Điều 58 Nghị định 34/2016/NĐ-CP có quy định về số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật, Theo đó, số, ký hiệu của bộ luật được trình bày như sau:

- Số, ký hiệu của các văn bản được sắp xếp theo thứ tự như sau: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của loại văn bản-tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản hoặc chức danh nhà nước của người có thẩm quyền ban hành văn bản, thứ tự sắp xếp này được viết liền nhau, không cách chữ;

- Số, ký hiệu của văn bản được đặt canh giữa dưới tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;

- Từ “Số” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng; sau từ “Số” có dấu hai chấm (:); với những số nhỏ hơn 10 phải ghi thêm số 0 phía trước;

- Ký hiệu của văn bản được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng;

- Giữa số, năm ban hành và ký hiệu văn bản có dấu gạch chéo (/); giữa các nhóm chữ viết tắt trong ký hiệu văn bản có dấu gạch nối (-), không cách chữ.

Trân trọng!

Văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Văn bản quy phạm pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
09 điểm mới Luật Tổ chức Tòa án nhân dân có hiệu lực từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Lưu trữ mới nhất năm 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ mới nhất 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Thủ đô mới nhất 2024 có hiệu lực từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ mới nhất 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp mới nhất 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Văn bản của Đảng có phải là văn bản quy phạm pháp luật không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Văn bản quy phạm pháp luật
Huỳnh Minh Hân
19,155 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Văn bản quy phạm pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào