Bảo hiểm nhân thọ có phải là lừa đảo không? Doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm nhân thọ trong trường hợp nào?

Cho hỏi bảo hiểm nhân thọ có phải là lừa đảo không? Doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm nhân thọ trong trường hợp nào? Câu hỏi của anh Chí (Hà Nội)

Bảo hiểm nhân thọ có phải là lừa đảo không?

Theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.

Ngoài ra tại Điều 34 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 còn có quy định về quyền lợi có thể được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe như sau:

Quyền lợi có thể được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe
1. Bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với những người sau đây:
a) Bản thân bên mua bảo hiểm;
b) Vợ, chồng, cha, mẹ, con của bên mua bảo hiểm;
c) Anh ruột, chị ruột, em ruột hoặc người khác có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với bên mua bảo hiểm;
d) Người có quyền lợi về tài chính hoặc quan hệ lao động với bên mua bảo hiểm;
đ) Người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm sức khỏe cho mình.
2. Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm.

Theo các quy định kể trên, bảo hiểm nhân thọ là một loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết. Bảo hiểm nhân thọ được pháp luật công nhận, cho nên đây không phải là một loại hình lừa đảo.

Tuy nhiên, người mua bảo hiểm cần lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ uy tín để ký kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và phải nắm rõ nội dung hợp đồng bảo hiểm để tránh bị thiệt hại không đáng có.

Bảo hiểm nhân thọ có phải là lừa đảo không? Doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm nhân thọ trong trường hợp nào?

Bảo hiểm nhân thọ có phải là lừa đảo không? Doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm nhân thọ trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm nhân thọ trong trường hợp nào?

Tại Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định về Các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm như sau:

Các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp sau đây:
a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực;
b) Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
d) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình;
đ) Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Trường hợp có nhiều người thụ hưởng, nếu một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài vẫn phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
3. Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ các chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm nhân thọ nếu rơi vào các trường hợp sau:

- Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực;

- Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;

- Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;

- Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình;

- Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Khi có tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thì có được khởi kiện ngay không?

Tại Điều 32 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về phương thức giải quyết tranh chấp như sau:

Phương thức giải quyết tranh chấp
Tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên. Trường hợp không thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải hoặc Trọng tài hoặc Tòa án theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật.

Như vậy, khi có tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thì các bên phải giải quyết thông qua thương lượng trước. Nếu không thể thương lượng thì mới được khởi kiện tại tòa án.

Trân trọng!

Bảo hiểm nhân thọ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bảo hiểm nhân thọ
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có được khôi phục sau khi bị chấm dứt?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn bảo hiểm nhân thọ được tính từ thời điểm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp nào không được bồi thường bảo hiểm nhân thọ năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chết do say ma túy có được bảo hiểm nhân thọ bồi thường không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường trả tiền bảo hiểm nhân thọ cho người được bảo hiểm khi bị thương do người thứ ba gây ra không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chưa đủ 18 tuổi mua bảo hiểm nhân thọ được không? Thời hạn của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc tạm ứng từ giá trị hoàn lại trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải đáp ứng quy định gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bao nhiêu tuổi được mua bảo hiểm nhân thọ? Thời hạn bảo hiểm nhân thọ được tính từ thời điểm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc thế quyền có áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
Hỏi đáp pháp luật
Bảo hiểm sinh kỳ là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo hiểm nhân thọ
6,887 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bảo hiểm nhân thọ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào