Hà Nội: Thực hiện thông điệp 2K trong dịp lễ 30/4 và 01/5/2023?
Hà Nội: Thực hiện thông điệp 2K trong dịp lễ 30/4 và 01/5/2023?
Ngày 18/4/2023, UBND TP Hà Nội vừa có Công văn 1149/UBND-KGVX năm 2023 Thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Tại Mục 4 Công văn 1149/UBND-KGVX năm 2023 Thành phố Hà Nội, về triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID19 thì Sở Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ như sau:
Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các cơ quan báo chí Trung ương và Thành phố tăng cường tuyên truyền các biện pháp, quy định phòng chống dịch của Trung ương và Thành phố, triển khai các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng hiểu được nguy cơ, sự nguy hiểm của bệnh COVID-19.
- Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan chủ động cung cấp các thông tin về tình hình dịch và khuyến cáo người dân thực hiện thông điệp 2K của Bộ Y tế trên các phương tiện giao thông công cộng tại các sự kiện tập trung đông người, đặc biệt vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5/2023. Thông tin về lợi ích, tác dụng của vắc xin, vận động người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.
Như vậy, vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5/2023, Sở Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan chủ động cung cấp các thông tin về tình hình dịch;
Khuyến cáo người dân thực hiện thông điệp 2K của Bộ Y tế trên các phương tiện giao thông công cộng tại các sự kiện tập trung đông người như: khẩu trang, khử khuẩn và các thông điệp liên quan để người dân chủ động phòng, chống dịch COVlD19.
Hà Nội: Thực hiện thông điệp 2K trong dịp lễ 30/4 và 01/5/2023? (Hình từ Internet)
Hà Nội đặt ra mục tiêu phòng bệnh từ sớm, không để dịch bệnh bùng phát trở lại như thế nào?
Tại Mục 2 Công văn 1149/UBND-KGVX năm 2023 Thành phố Hà Nội, về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh COVID19 UBND Thành phố Hà Nội có chỉ đạo như sau:
Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
- Chủ động nắm bắt tình hình dịch bệnh trong nước, Thành phố và địa phương để có phương án triển khai kịp thời. Kiên quyết, kiên trì và kiên định đảm bảo kiểm soát tình hình dịch bệnh để phát triển kinh tế - xã hội. Phòng bệnh từ sớm, từ xa và từ cơ sở, mục tiêu dứt khoát không để dịch bệnh bùng phát trở lại. Chịu trách nhiệm toàn diện trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn; đảm bảo nhân lực, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế, hóa chất đáp ứng phòng, chống dịch bệnh theo phương châm “4 tại chỗ”.
- Tăng cường công tác truyền thông phòng, chống dịch COVID-19, sử dụng nhiều hình thức, kênh truyền thông khác nhau để tăng khả năng tiếp cận thông tin của người dân, trong đó tập trung vào thông điệp 2K của Bộ Y tế: khẩu trang, khử khuẩn và các thông điệp liên quan để người dân chủ động phòng, chống dịch COVlD-19.
...
Như vậy, để tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 thì UBND thành phố Hà Nội có đề ra mục tiêu phòng bệnh từ sớm, từ xa và từ cơ sở, mục tiêu dứt khoát không để dịch bệnh bùng phát trở lại.
Hà Nội có chỉ đạo gì trong việc phân công số giường bệnh và bố trí đủ nhân lực để theo dõi điều trị COVID-19?
Tại Mục 3 Công văn 1149/UBND-KGVX năm 2023 Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội có chỉ đạo Sở Y tế triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID19 như sau:
Sở Y tế
- Cơ quan thường trực phòng, chống dịch của Thành phố thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch của Trung ương, chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân - Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Thành phố triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố về công tác phòng, chống dịch.
- Đẩy nhanh việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 đạt mục tiêu đề ra của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể để triển khai quyết liệt việc rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, nhất là với các nhóm đối tượng nguy cơ cao; Tổng hợp nhu cầu vắc xin của các quận, huyện, thị xã kịp thời đề xuất với Bộ Y tế để cung ứng kịp thời; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn và phân bổ vắc xin của Bộ Y tế.
- Chủ động công tác giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố; chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh. Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở giáo dục, giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ Y tế để chủ động phát hiện sớm các biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2; Quyết định số 3638/QĐ-BYT ngày 30/7/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành “hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19”, Công văn số 1909/BYT-DP ngày 15/4/2022 về điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 và biện pháp y tế đối với ca bệnh COVID-19 và người tiếp xúc gần.
- Tổ chức đánh giá cấp độ dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/1/2022 của Bộ Y tế về hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” để kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp theo từng cấp độ dịch; Hướng dẫn các quận, huyện, thị xã thực hiện các Quyết định số 2447/QĐ-BYT ngày 6/9/2022 của Bộ Y tế về Ban hành hướng dẫn sử dụng khẩu trang phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi công cộng.
- Chỉ đạo các Bệnh viện, Trung tâm Y tế đảm bảo công tác thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt với các nhóm nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong và thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị.
- Rà soát và cập nhật kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 theo nguyên tắc 4 tại chỗ; phân công số giường bệnh điều trị COVID-19 cụ thể đến từng đơn vị; bố trí đủ nhân lực để theo dõi điều trị COVID-19; chuẩn bị sẵn sàng các phương án thu dung, điều trị bệnh nhân và chủ động nâng cao năng lực điều trị, nhất là năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực để đáp ứng yêu cầu điều trị. Tiếp tục đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực phục vụ công tác phòng, chống dịch. Thực hiện công tác điều trị theo Quyết định số 250/QĐ-BYT ngày 28/01/2022 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19.
Như vậy, một trong những chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội đối với Sở Y tế đó là phân công số giường bệnh điều trị COVID19 cụ thể đến từng đơn vị và bố trí đủ nhân lực để theo dõi điều trị COVID19.
Ngoài ra, Sở Y tế còn phải rà soát và cập nhật kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh COVID19 theo nguyên tắc 4 tại chỗ;
- Chuẩn bị sẵn sàng các phương án thu dung, điều trị bệnh nhân và chủ động nâng cao năng lực điều trị, nhất là năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực để đáp ứng yêu cầu điều trị.
Tiếp tục đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Thực hiện công tác điều trị theo Quyết định 250/QĐ-BYT ngày 28/01/2022 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID19.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?