Nơi xảy ra vụ tai nạn có 02 người bị thương trở lên thì được xác định là điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt?

Có phải vụ tai nạn có 02 người bị thương trở lên thì được xác định là điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt?- Câu hỏi của anh Vĩnh (Đà Nẵng)

Xác định điểm đen tai nạn giao thông đường sắt dựa vào những tiêu chí nào?

Tại Điều 6 Nghị định 65/2018/NĐ-CP có quy định về tiêu chí xác định điểm đen tai nạn giao thông đường sắt như sau:

Tiêu chí xác định điểm đen tai nạn giao thông đường sắt
Điểm đen tai nạn giao thông đường sắt được xác định dựa trên số vụ và mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt đã xảy ra trong vòng 12 tháng tính từ thời điểm xảy ra tai nạn lần gần nhất thuộc các trường hợp sau:
1. Vị trí xảy ra từ 01 vụ tai nạn rất nghiêm trọng trở lên.
2. Vị trí xảy ra từ 02 vụ tai nạn nghiêm trọng trở lên.
3. Vị trí xảy ra từ 03 vụ tai nạn ít nghiêm trọng trở lên.

Như vậy, để xác định điểm đen tai nạn giao thông đường sắt dựa vào những tiêu chí số vụ và mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt đã xảy ra trong vòng 12 tháng tính từ thời điểm xảy ra tai nạn lần gần nhất thuộc các trường hợp sau:

- Vị trí xảy ra từ 01 vụ tai nạn rất nghiêm trọng trở lên.

- Vị trí xảy ra từ 02 vụ tai nạn nghiêm trọng trở lên.

- Vị trí xảy ra từ 03 vụ tai nạn ít nghiêm trọng trở lên.

Có phải vụ tai nạn có 02 người bị thương trở lên thì được xác định là điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt?

Nơi xảy ra vụ tai nạn có 02 người bị thương trở lên thì được xác định là điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt? (Hình từ Internet)

Nơi xảy ra vụ tai nạn có 02 người bị thương trở lên thì được xác định là điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt?

Tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 65/2018/NĐ-CP có quy định về tiêu chí xác định điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt như sau:

Tiêu chí xác định điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt
Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt được xác định dựa trên hiện trạng công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt, số vụ và mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt đã xảy ra trong vòng 12 tháng tính từ thời điểm xảy ra tai nạn lần gần nhất, thuộc các trường hợp sau:
1. Xảy ra tối thiểu 01 vụ tai nạn có người chết hoặc tối thiểu 02 vụ tai nạn chỉ có người bị thương nhưng chưa đến mức được xác định là điểm đen tai nạn giao thông đường sắt.
2. Hiện trạng công trình, hành lang an toàn giao thông đường sắt, công tác tổ chức giao thông có các yếu tố gây mất an toàn giao thông đường sắt, gồm:
a) Tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông bị hạn chế;
b) Đường ngang không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, khoảng cách giữa các đường ngang không phù hợp với quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
c) Hành lang an toàn giao thông đường sắt bị vi phạm hoặc đi qua khu đông dân cư;
d) Khu vực có nhiều lối đi tự mở qua đường sắt và các vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khác.

Như vậy, khi có tối thiểu 02 vụ tai nạn chỉ có người bị thương nhưng chưa đến mức được xác định là điểm đen tai nạn giao thông đường sắt thì sẽ xác định là điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt.

Trách nhiệm doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt đối với an toàn giao thông đường sắt là gì?

Tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 65/2018/NĐ-CP có quy định về quản lý vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt như sau:

Quản lý vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có vị trí nguy hiểm an toàn giao thông đường sắt chịu trách nhiệm:
a) Chủ trì tổ chức theo dõi, phân tích, lập danh mục, lộ trình xóa bỏ và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường sắt tại các vị trí nguy hiểm an toàn giao thông đường sắt trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng trong phạm vi quản lý;
b) Tổ chức quản lý các vị trí nguy hiểm an toàn giao thông đường sắt trong quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này.
2. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt chịu trách nhiệm:
a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nội dung quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này trên đường sắt quốc gia;
b) Kiểm tra, đề xuất với Bộ Giao thông vận tải các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông đường sắt tại các vị trí là đường ngang nguy hiểm trên đường sắt quốc gia; đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông đường sắt tại các vị trí nguy hiểm an toàn giao thông đường sắt còn lại trên đường sắt quốc gia;
c) Kiểm tra, chỉ đạo doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thực hiện các quy định tại Khoản 3 Điều này.
3. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt chịu trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp lập danh mục, lộ trình và thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn tại các vị trí nguy hiểm an toàn giao thông đường sắt trên đường sắt quốc gia khi được giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng;
b) Quản lý hồ sơ, kiểm tra, cập nhật các vị trí nguy hiểm an toàn giao thông đường sắt trên đường sắt quốc gia để phục vụ công tác quản lý;
c) Đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường sắt tại các vị trí nguy hiểm trên đường sắt quốc gia.
4. Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng chịu trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp lập danh mục, lộ trình và thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn tại các vị trí nguy hiểm an toàn giao thông đường sắt trên đường sắt chuyên dùng;
b) Quản lý hồ sơ, kiểm tra, cập nhật các vị trí nguy hiểm an toàn giao thông đường sắt trên đường sắt chuyên dùng để phục vụ công tác quản lý.

Như vậy, đối với an toàn giao thông đường sắt thì doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm như sau:

- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp lập danh mục, lộ trình và thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn tại các vị trí nguy hiểm an toàn giao thông đường sắt trên đường sắt quốc gia khi được giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng;

- Quản lý hồ sơ, kiểm tra, cập nhật các vị trí nguy hiểm an toàn giao thông đường sắt trên đường sắt quốc gia để phục vụ công tác quản lý;

- Đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường sắt tại các vị trí nguy hiểm trên đường sắt quốc gia.

Trân trọng!

Tai nạn giao thông
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tai nạn giao thông
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy ủy quyền giải quyết tai nạn giao thông mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản tường trình tai nạn giao thông sử dụng nhiều nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào phải dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lái xe ô tô gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn phạt tiền bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Điểm đen giao thông là gì? Mức phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Vô ý gây tai nạn giao thông có phải bồi thường thiệt hại không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp phơi lúa lấn chiếm lòng lề đường gây tai nạn giao thông sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Lái xe gây tai nạn chết người thì bồi thường thiệt hại như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lái xe gây tai nạn chết người có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Công an sớm hoàn thiện cơ sở dữ liệu thông tin về tai nạn giao thông?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tai nạn giao thông
Lương Thị Tâm Như
383 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tai nạn giao thông
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào