Điều kiện đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi: Điều kiện đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số được quy định như thế nào? Câu hỏi của anh Hải đến từ Bình Định.

Trường đại học, cao đẳng được thực hiện đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số khi đáp ứng những điều kiện gì?

Khoản 1 Điều 3 Quy định việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT quy định về điều kiện đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với các trường cao đẳng, đại học như sau:

Điều kiện đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số
1. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đội ngũ giảng viên có trình độ đại học trở lên thuộc nhóm ngành ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam đồng thời có hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa dân tộc thiểu số phù hợp với chương trình dự kiến tổ chức đào tạo, bồi dưỡng;
b) Chương trình chi tiết và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng theo Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Cơ sở vật chất, thư viện, phòng học, phòng chức năng, phòng thực hành và các thiết bị khác đáp ứng yêu cầu chương trình đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số;
d) Có đề án tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
2. Đối với trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đội ngũ giáo viên có trình độ cao đẳng trở lên; có chứng chỉ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số hoặc có hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa dân tộc thiểu số phù hợp với chương trình dự kiến bồi dưỡng;
...

Theo quy định nêu trên, các trường cao đẳng, đại học được thực hiện đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số khi đáp ứng các điều kiện như sau:

- Đội ngũ giảng viên có trình độ đại học trở lên thuộc nhóm ngành ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam đồng thời có hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa dân tộc thiểu số phù hợp với chương trình dự kiến tổ chức đào tạo, bồi dưỡng;

- Chương trình chi tiết và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng theo Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ sở vật chất, thư viện, phòng học, phòng chức năng, phòng thực hành và các thiết bị khác đáp ứng yêu cầu chương trình đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số;

- Có đề án tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.

Điều kiện đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số được quy định như thế nào?

Điều kiện đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cần đáp ứng những điều kiện gì để được thực hiện đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số?

Khoản 2 Điều 3 Quy định việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT quy định về điều kiện đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên như sau:

Điều kiện đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số
...
2. Đối với trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đội ngũ giáo viên có trình độ cao đẳng trở lên; có chứng chỉ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số hoặc có hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa dân tộc thiểu số phù hợp với chương trình dự kiến bồi dưỡng;
b) Chương trình chi tiết và tài liệu bồi dưỡng được xây dựng theo Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được cơ quan có thẩm quyền ban hành;
c) Cơ sở vật chất, thiết bị, phòng học đáp ứng yêu cầu chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số;
d) Có đề án tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.

Theo quy định nêu trên, để được thực hiện đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cần đáp ứng những điều kiện như sau:

- Đội ngũ giáo viên có trình độ cao đẳng trở lên; có chứng chỉ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số hoặc có hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa dân tộc thiểu số phù hợp với chương trình dự kiến bồi dưỡng;

- Chương trình chi tiết và tài liệu bồi dưỡng được xây dựng theo Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được cơ quan có thẩm quyền ban hành;

- Cơ sở vật chất, thiết bị, phòng học đáp ứng yêu cầu chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số;

- Có đề án tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.

Các cơ sở giáo dục được thông báo việc đủ điều kiện tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 4 Quy định việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT, việc thông báo đủ điều kiện tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đối với các cơ sở giáo dục được thực hiện như sau:

- Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên và trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có nhu cầu tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số xây dựng đề án. Đề án bao gồm các nội dung:

+ Sự cần thiết, mục đích, yêu cầu của việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng; thuyết minh đầy đủ thông tin, minh chứng đáp ứng yêu cầu tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo quy định;

+ Chỉ tiêu tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, hồ sơ tuyển sinh, ưu tiên trong tuyển sinh (nếu có);

+ Hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá.

- Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Giáo dục dân tộc) về đề án tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số để kiểm tra, xác minh. Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo việc đủ điều kiện để các đơn vị triển khai thực hiện đề án.

- Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào tạo) về đề án tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số để kiểm tra, xác minh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo việc đủ điều kiện để các đơn vị triển khai thực hiện đề án.

*Lưu ý: Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 03/06/2023

Trân trọng!

Cơ sở giáo dục đại học
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cơ sở giáo dục đại học
Hỏi đáp Pháp luật
VLU là trường gì? Trường Đại Học Văn Lang Cơ sở 3 địa chỉ ở đâu? Trường Đại học Văn Lang là trường công hay tư?
Hỏi đáp Pháp luật
Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiện nay Đại học Thái Nguyên có bao nhiêu trường đại học thành viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiện nay Đại học Huế có bao nhiêu trường đại học thành viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiện nay Đại học Đà Nẵng có bao nhiêu trường đại học thành viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chính thức trở thành Đại học Kinh tế Quốc dân từ ngày 15/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng của cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Tài chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiệu trưởng của cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Tài chính có bắt buộc phải có trình độ tiến sĩ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường đại học, học viện thuộc Bộ Tài chính hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
DAV là trường gì? Trụ sở chính Học viện Ngoại giao ở tỉnh thành nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cơ sở giáo dục đại học
Trần Thúy Nhàn
684 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào