Sử dụng kinh phí trợ giúp xã hội sai mục đích, cơ sở trợ giúp xã hội có thể bị phạt hành chính lên đến 10.000.000 đồng?

Cho tôi hỏi về mức phạt hành chính với cơ sở trợ giúp xã hội sử dụng kinh phí trợ giúp xã hội sai mục đích là bao nhiêu tiền? Câu hỏi của bạn Giang đến từ Lạng Sơn.

Có mấy loại kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp xã hội?

Căn cứ quy định tại Điều 31 Nghị định 20/2021/NĐ-CP và khoản 1 Điều 32 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, có 02 loại kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp xã hội như sau:

- Kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên:

+ Kinh phí thực hiện chế độ chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên, hỗ trợ nhận chăm sóc tại cộng đồng và kinh phí thực hiện chi trả chính sách; tuyên truyền, xét duyệt đối tượng; ứng dụng công nghệ thông tin; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ và kiểm tra giám sát được thực hiện theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.

+ Kinh phí bảo đảm để chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng theo quy định.

Đối với cơ sở trợ giúp xã hội thuộc cấp nào thì do ngân sách cấp đó bảo đảm trong dự toán chi bảo đảm xã hội.

- Kinh phí thực hiện trợ giúp khẩn cấp, gồm:

+ Ngân sách địa phương tự cân đối theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

+ Trợ giúp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ trực tiếp cho địa phương hoặc thông qua cơ quan, tổ chức.

Mức phạt hành chính với cơ sở trợ giúp xã hội sử dụng kinh phí trợ giúp xã hội sai mục đích là bao nhiêu?

Mức phạt hành chính với cơ sở trợ giúp xã hội sử dụng kinh phí trợ giúp xã hội sai mục đích là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Mức phạt hành chính với cơ sở trợ giúp xã hội sử dụng kinh phí trợ giúp xã hội sai mục đích là bao nhiêu tiền?

Điểm a khoản 4 Điều 8 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính với cơ sở trợ giúp xã hội sử dụng kinh phí trợ giúp xã hội sai mục đích như sau:

Vi phạm về hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội
...
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng kinh phí, cơ sở vật chất của cơ sở trợ giúp xã hội sai mục đích;
b) Thu tiền dịch vụ đối với đối tượng bảo trợ xã hội trái với quy định của pháp luật;
c) Không bảo đảm một trong các điều kiện về môi trường, y tế, vệ sinh, cơ sở vật chất, cán bộ, nhân viên;
d) Không tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cơ sở hoạt động mà không đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Cơ sở hoạt động mà không có giấy phép theo quy định của pháp luật.
6. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện hành vi vi phạm tại điểm c, điểm d khoản 4 và khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả cho đối tượng bảo trợ xã hội các khoản tiền đã thu trái pháp luật đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm a khoản 4 Điều này;
c) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho đối tượng bảo trợ xã hội bị ảnh hưởng sức khỏe do hành vi vi phạm tại điểm c khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này.

Khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.
...

Theo quy định nêu trên, cơ sở trợ giúp xã hội sử dụng kinh phí trợ giúp xã hội sai mục đích có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Ngoài ra, cơ sở trợ giúp xã hội còn bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng và bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Trưởng Công an cấp huyện phát hiện cơ sở trợ giúp xã hội sử dụng kinh phí trợ giúp xã hội sai mục đích có được tiến hành xử phạt vi phạm hành chính không?

Điểm b khoản 4 Điều 41 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng Công an cấp huyện như sau:

Thẩm quyền của Công an nhân dân
...
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, p, q, r và s khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
...

Khoản 3 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định từ Điều 38 đến Điều 45 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân vi phạm.

Theo quy định nêu trên, Trưởng Công an cấp huyện phát hiện cơ sở trợ giúp xã hội sử dụng kinh phí trợ giúp xã hội sai mục đích được tiến hành xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Trân trọng!

Cơ sở trợ giúp xã hội
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cơ sở trợ giúp xã hội
Hỏi đáp Pháp luật
Thanh tra toàn bộ cơ sở trợ giúp xã hội nuôi dưỡng trẻ em trên cả nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Những đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp nào được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Sử dụng kinh phí trợ giúp xã hội sai mục đích, cơ sở trợ giúp xã hội có thể bị phạt hành chính lên đến 10.000.000 đồng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cơ sở trợ giúp xã hội
Trần Thúy Nhàn
728 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào