Phi công chỉ được hiến máu tình nguyện trong trường hợp nào? Khi đăng ký hiến máu thì người hiến máu phải xuất trình giấy tờ gì?
Phi công chỉ được hiến máu tình nguyện trong trường hợp nào?
Tại khoản 5 Điều 5 Thông tư 26/2013/TT-BYT có quy định việc trì hoãn hiến máu như sau:
Trì hoãn hiến máu
...
5. Một số quy định liên quan đến nghề nghiệp và hoạt động đặc thù của người hiến máu: những người làm một số công việc và thực hiện các hoạt động đặc thù sau đây chỉ hiến máu trong ngày nghỉ hoặc chỉ được thực hiện các công việc, hoạt động này sau khi hiến máu tối thiểu 12 giờ:
a) Người làm việc trên cao hoặc dưới độ sâu: phi công, lái cần cẩu, công nhân làm việc trên cao, người leo núi, thợ mỏ, thủy thủ, thợ lặn;
b) Người vận hành các phương tiện giao thông công cộng: lái xe buýt, lái tàu hoả, lái tàu thuỷ;
c) Các trường hợp khác: vận động viên chuyên nghiệp, người vận động nặng, tập luyện nặng.
...
Như vậy, phi công là người làm việc trên cao chỉ được hiến máu trong ngày nghỉ hoặc chỉ được thực hiện các công việc, hoạt động sau khi hiến máu tối thiểu 12 giờ.
Phi công chỉ được hiến máu tình nguyện trong trường hợp nào? Khi đăng ký hiến máu thì người hiến máu phải xuất trình giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Khi đăng ký hiến máu tình nguyện thì người hiến máu phải xuất trình giấy tờ gì?
Tại Điều 7 Thông tư 26/2013/TT-BYT có quy định đăng ký và quản lý thông tin hiến máu, thành phần máu như sau:
Đăng ký và quản lý thông tin hiến máu, thành phần máu
1. Người hiến máu, thành phần máu phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau: giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy chứng minh quân đội, công an, giấy phép lái xe, thẻ công tác, thẻ học sinh, sinh viên, thẻ hiến máu hoặc giấy xác nhận nhân thân do cơ quan, tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương cấp.
2. Người đăng ký hiến máu, thành phần máu phải điền đầy đủ thông tin vào Bảng hỏi tình trạng sức khỏe người hiến máu được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Các cơ sở tiếp nhận máu phải tổ chức quản lý thông tin người hiến máu theo mẫu hồ sơ quản lý được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này. Các thông tin cá nhân về người hiến máu phải được bảo mật, chỉ được sử dụng với mục đích bảo đảm sức khỏe người hiến máu và phòng ngừa lây truyền bệnh cho người bệnh nhận máu.
Như vậy, khi đăng ký hiến máu tình nguyện, người hiến máu phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau:
- Giấy chứng minh nhân dân (hoặc Căn cước công dân)
- Hộ chiếu
- Giấy chứng minh quân đội, công an,
- Giấy phép lái xe,
- Thẻ công tác,
- Thẻ học sinh, sinh viên,
- Thẻ hiến máu
- Giấy xác nhận nhân thân do cơ quan, tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương cấp.
Khoảng thời gian tối thiểu giữa các lần hiến máu tình nguyện là bao lâu?
Tại Điều 6 Thông tư 26/2013/TT-BYT có quy định khoảng thời gian tối thiểu giữa các lần hiến máu và các thành phần máu như sau:
- Khoảng thời gian tối thiểu giữa hai lần liên tiếp hiến máu toàn phần hoặc khối hồng cầu bằng gạn tách là 12 tuần.
- Khoảng thời gian tối thiểu giữa hai lần liên tiếp hiến huyết tương hoặc hiến tiểu cầu bằng gạn tách là 02 tuần.
- Hiến bạch cầu hạt trung tính hoặc hiến tế bào gốc bằng gạn tách máu ngoại vi tối đa không quá ba lần trong 07 ngày.
- Trường hợp xen kẽ hiến máu toàn phần và hiến các thành phần máu khác nhau ở cùng một người hiến máu thì khoảng thời gian tối thiểu giữa các lần hiến được xem xét theo loại thành phần máu đã hiến trong lần gần nhất.
Người hiến máu tình nguyện sẽ có những quyền lợi gì khi tham gia hiến máu?
Tại Điều 12 Thông tư 26/2013/TT-BYT có quy định quyền lợi của người hiến máu bao gồm:
(1) Được cung cấp thông tin về các dấu hiệu, triệu chứng bệnh lý do nhiễm các vi rút viêm gan, HIV và một số bệnh lây truyền qua đường máu khác.
(2) Được giải thích về quy trình lấy máu, các tai biến không mong muốn có thể xảy ra, các xét nghiệm sẽ thực hiện trước và sau khi hiến máu.
(3) Được bảo đảm bí mật về kết quả khám lâm sàng, kết quả xét nghiệm; được tư vấn về các bất thường phát hiện khi khám sức khoẻ, hiến máu; được hướng dẫn cách chăm sóc sức khoẻ; được tư vấn về kết quả xét nghiệm bất thường.
(4) Được chăm sóc, điều trị khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 26/2013/TT-BYT. Tải Phụ lục 4 tại đây
Được hỗ trợ chi phí chăm sóc, điều trị khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau hiến máu. Kinh phí để hỗ trợ chăm sóc điều trị người hiến máu được thực hiện theo quy định của pháp luật.
(5) Được cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định tôn vinh, khen thưởng và bảo đảm các quyền lợi khác về tinh thần, vật chất của người hiến máu theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?