Điều kiện đối với cộng tác viên Kiểm toán nhà nước là cá nhân và tổ chức được quy định như thế nào?
Điều kiện đối với cộng tác viên Kiểm toán nhà nước là cá nhân được quy định ra sao?
Theo điểm b khoản 1 Điều 7 Quy chế sử dụng cộng tác viên Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 08/2017/QĐ-KTNN quy định điều kiện cộng tác viên như sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện cộng tác viên
1. Đối với cộng tác viên là cá nhân
a) Tiêu chuẩn
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, khách quan; chưa vi phạm pháp luật và không có tiền án, tiền sự;
- Có trình độ, kỹ năng chuyên môn cao thuộc các chuyên ngành phù hợp với công việc mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu;
- Có kinh nghiệm làm việc, nghiên cứu, quản lý tối thiểu 5 năm liên tục trong lĩnh vực chuyên môn liên quan đến yêu cầu của Kiểm toán nhà nước;
- Có bằng cấp, chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề (được cấp của cơ quan chức năng có thẩm quyền) liên quan đến yêu cầu, nội dung công việc mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu theo quy định của pháp luật.
b) Điều kiện
- Cộng tác viên là cá nhân phải có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
- Cộng tác viên không thuộc biên chế và hợp đồng lao động của Kiểm toán nhà nước; trong 3 năm trước liền kề và tại thời điểm ký hợp đồng dịch vụ không có sai phạm, vi phạm pháp luật bị cơ quan nhà nước xử lý liên quan đến lĩnh vực chuyên môn theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước;
- Cộng tác viên tham gia kiểm toán không thuộc các trường hợp theo Điều 28 của Luật Kiểm toán nhà nước và không tham gia làm việc, tư vấn cho đơn vị được kiểm toán hoặc các tình huống khác làm ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan trong thực hiện nhiệm vụ (do thành kiến, mâu thuẫn lợi ích, hoặc những nhân tố khác có ảnh hưởng đến những xét đoán nghề nghiệp).
...
Như vậy, điều kiện đối với cộng tác viên Kiểm toán nhà nước là cá nhân bao gồm:
- Cộng tác viên là cá nhân phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, trung thực, khách quan;
+ Chưa vi phạm pháp luật và không có tiền án, tiền sự;
+ Có trình độ, kỹ năng chuyên môn cao thuộc các chuyên ngành phù hợp với công việc mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu;
+ Có kinh nghiệm làm việc, nghiên cứu, quản lý tối thiểu 5 năm liên tục trong lĩnh vực chuyên môn liên quan đến yêu cầu của Kiểm toán nhà nước;
+ Có bằng cấp, chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề liên quan đến yêu cầu, nội dung công việc mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu theo quy định của pháp luật;
- Cộng tác viên không thuộc biên chế và hợp đồng lao động của Kiểm toán nhà nước;
- Trong 3 năm trước liền kề và tại thời điểm ký hợp đồng dịch vụ không có sai phạm, vi phạm pháp luật bị xử lý liên quan đến lĩnh vực chuyên môn theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước;
- Cộng tác viên tham gia kiểm toán không thuộc các trường hợp không được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán;
- Không tham gia làm việc, tư vấn cho đơn vị được kiểm toán hoặc các tình huống khác làm ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan trong thực hiện nhiệm vụ.
Điều kiện đối với cộng tác viên Kiểm toán nhà nước là cá nhân và tổ chức được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện đối với cộng tác viên Kiểm toán nhà nước là tổ chức là gì?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 7 Quy chế sử dụng cộng tác viên Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 08/2017/QĐ-KTNN có quy định về điều kiện cộng tác viên là tổ chức như sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện cộng tác viên
.......
2. Đối với cộng tác viên là tổ chức
a) Tiêu chuẩn
- Được thành lập theo qui định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu;
- Có đủ năng lực chuyên môn thuộc các chuyên ngành phù hợp với công việc mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu;
- Có kinh nghiệm hành nghề tối thiểu 03 năm trong lĩnh vực chuyên môn mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu;
- Không sở hữu vốn hoặc có các lợi ích liên quan đến đơn vị được kiểm toán.
b) Điều kiện
- Cộng tác viên là tổ chức phải có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
- Tại thời điểm ký hợp đồng và trong 03 năm trước liền kề không có sai phạm, vi phạm pháp luật bị cơ quan nhà nước hoặc hội nghề nghiệp xử lý liên quan đến chất lượng dịch vụ cung cấp;
- Hiện tại không thực hiện và không thực hiện trong 02 năm trước liền kề với đơn vị được kiểm toán các công việc liên quan đến các dịch vụ mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu và các dịch vụ có liên quan trong thời kỳ được kiểm toán thuộc công việc mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu;
- Không sở hữu vốn hoặc có các lợi ích liên quan đến đơn vị được kiểm toán.
Như vậy, điều kiện đối với cộng tác viên Kiểm toán nhà nước là tổ chức bao gồm:
- Cộng tác viên là tổ chức phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
+ Được thành lập theo qui định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu;
+ Có đủ năng lực chuyên môn thuộc các chuyên ngành phù hợp với công việc mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu;
+ Có kinh nghiệm hành nghề tối thiểu 03 năm trong lĩnh vực chuyên môn mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu;
+ Không sở hữu vốn hoặc có các lợi ích liên quan đến đơn vị được kiểm toán.
- Tại thời điểm ký hợp đồng và trong 03 năm trước liền kề không có sai phạm, vi phạm pháp luật bị xử lý liên quan đến chất lượng dịch vụ cung cấp;
- Hiện tại không thực hiện và không thực hiện trong 02 năm trước liền kề với đơn vị được kiểm toán đối với:
+ Các công việc liên quan đến các dịch vụ mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu, và
+ Các dịch vụ có liên quan trong thời kỳ được kiểm toán thuộc công việc mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu;
- Không sở hữu vốn hoặc có các lợi ích liên quan đến đơn vị được kiểm toán.
Hợp đồng dịch vụ thực hiện nhiệm vụ giữa Kiểm toán nhà nước và cộng tác viên ký hợp đồng dịch vụ có những nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Quy chế sử dụng cộng tác viên Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 08/2017/QĐ-KTNN có quy định về hợp đồng dịch vụ thực hiện nhiệm vụ như sau:
Hợp đồng dịch vụ thực hiện nhiệm vụ
...
2. Hợp đồng gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ của các bên; tài khoản ngân hàng giao dịch, mã số thuế (nếu có);
b) Nội dung, phạm vi công việc thực hiện;
c) Qui định về chuyên môn phải thực hiện;
d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
đ) Kết quả thực hiện hợp đồng (Báo cáo kết quả thực hiện công việc tư vấn, số liệu, các tài liệu ghi chép của cộng tác viên kiểm toán...);
e) Phí dịch vụ và phương thức nghiệm thu, thanh toán, thanh lý hợp đồng;
g) Cam kết thực hiện và thời hạn hoàn thành; thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng;
h) Hiệu lực và thời hạn hợp đồng;
i) Các điều khoản khác (nếu có).
Như vậy, hợp đồng dịch vụ thực hiện nhiệm vụ giữa Kiểm toán nhà nước và cộng tác viên ký hợp đồng dịch vụ bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Tên, địa chỉ của các bên;
- Tài khoản ngân hàng giao dịch, mã số thuế (nếu có);
- Nội dung, phạm vi công việc thực hiện;
- Qui định về chuyên môn phải thực hiện;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Kết quả thực hiện hợp đồng (Báo cáo kết quả thực hiện công việc tư vấn, số liệu, các tài liệu ghi chép của cộng tác viên kiểm toán...);
- Phí dịch vụ và phương thức nghiệm thu, thanh toán, thanh lý hợp đồng;
- Cam kết thực hiện và thời hạn hoàn thành; thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng;
- Hiệu lực và thời hạn hợp đồng;
- Các điều khoản khác (nếu có).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Luật Khiếu nại mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?