Điều khiển xe mô tô trên đường khi trong cơ thể có chất ma túy bị xử lý như thế nào?

Cho tôi hỏi: Điều khiển xe mô tô trên đường khi trong cơ thể có chất ma túy bị xử phạt hành chính như thế nào? Mong được tư vấn.

Điều khiển xe mô tô trên đường khi trong cơ thể có chất ma túy bị xử phạt hành chính như thế nào?

Điểm h khoản 8 và điểm g khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt vi phạm hành chính với hành vi điều khiển xe trên đường khi trong cơ thể có chất ma túy như sau:

Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
g) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
h) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
i) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
...
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Theo quy định nêu trên, người có hành vi điều khiển xe mô tô trên đường khi trong cơ thể có chất ma túy có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Ngoài ra, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Điều khiển xe trên đường khi trong cơ thể có chất ma túy bị xử lý như thế nào?

Điều khiển xe trên đường khi trong cơ thể có chất ma túy bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)

Người điều khiển xe mô tô trên đường khi trong cơ thể có chất ma túy bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào nếu gây chết người?

Điểm b khoản 2 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự với người làm chết người do khiển xe trên đường khi trong cơ thể có chất ma túy bị như sau:

Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
...

Theo quy định nêu trên, người điều khiển xe mô tô trên đường khi trong cơ thể có chất ma túy nếu gây chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và bị áp dụng hình phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với người điều khiển xe mô tô trên đường khi trong cơ thể có chất ma túy gây chết người là bao lâu?

Khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với người điều khiển xe trên đường khi trong cơ thể có chất ma túy gây chết người như sau:

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
...

Khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về phân loại tội phạm như sau:

Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
...

Hành vi điều khiển xe trên đường khi trong cơ thể có chất ma túy gây chết người có mức cao nhất của khung hình phạt khi truy cứu trách nhiệm hình sự là 10 năm, thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng.

Theo đó, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự với người điều khiển xe trên đường khi trong cơ thể có chất ma túy gây chết người là 15 năm.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tham gia giao thông
Trần Thúy Nhàn
19,731 lượt xem
Tham gia giao thông
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tham gia giao thông
Hỏi đáp Pháp luật
Các loại giấy tờ liên quan đến người và phương tiện CSGT được kiểm soát từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 36/2024/TT-BYT tiêu chuẩn sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, mắc bệnh nào thì không được lái xe hạng A1?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Bộ luật Hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Ở nơi không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ, thì người đi bộ phải qua đường như thế nào cho an toàn?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, nhường đường tại nơi đường giao nhau như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lái xe khi tham gia giao thông trước khi chuyển hướng xe cần phải làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Biện pháp nào được áp dụng khi người tham gia giao thông không chấp hành yêu cầu kiểm tra của CSGT?
Hỏi đáp Pháp luật
Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông (Xe cứu hỏa, xe cứu thương, xe con)?
Hỏi đáp Pháp luật
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ có được dừng xe, đỗ xe nơi đường giao nhau và trong phạm vi 05 mét tính từ mép đường giao nhau không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tham gia giao thông có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào