Cố ý tiết lộ cho người có hành vi bạo lực gia đình biết nơi tạm lánh của nạn nhân bị bạo lực thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Nạn nhân bị bạo lực gia đình có được bố trí nơi tạm lánh và được giữ bí mật về nơi tạm lánh không?
- Cố ý tiết lộ cho người có hành vi bạo lực gia đình biết nơi tạm lánh của nạn nhân bị bạo lực thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính với hành vi cố ý tiết lộ cho người có hành vi bạo lực gia đình biết nơi tạm lánh của nạn nhân bạo lực gia đình là bao lâu?
Nạn nhân bị bạo lực gia đình có được bố trí nơi tạm lánh và được giữ bí mật về nơi tạm lánh không?
Điểm d khoản 1 Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định về quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình như sau:
Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình
1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;
c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Theo đó, pháp luật quy định, nạn nhân bạo lực gia đình có quyền được bố trí nơi tạm lánh và được giữ bí mật về nơi tạm lánh.
Cố ý tiết lộ cho người có hành vi bạo lực gia đình biết nơi tạm lánh của nạn nhân bị bạo lực thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Cố ý tiết lộ cho người có hành vi bạo lực gia đình biết nơi tạm lánh của nạn nhân bị bạo lực thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Khoản 2 Điều 64 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt vi phạm hành chính về hành vi cố ý tiết lộ cho người có hành vi bạo lực biết nơi tạm lánh của nạn nhân bạo lực gia đình như sau:
Vi phạm quy định về tiết lộ thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với nhân viên y tế, nhân viên tư vấn trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình có một trong những hành vi sau đây:
1. Tiết lộ thông tin cá nhân của nạn nhân bạo lực gia đình mà không được sự đồng ý của nạn nhân hoặc người giám hộ của nạn nhân làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân.
2. Cố ý tiết lộ hoặc tạo điều kiện cho người có hành vi bạo lực biết nơi tạm lánh của nạn nhân bạo lực gia đình.
Khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Căn cứ các quy định nêu trên, hành vi cố ý tiết lộ cho người có hành vi bạo lực biết nơi tạm lánh của nạn nhân bạo lực gia đình bị phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính với hành vi cố ý tiết lộ cho người có hành vi bạo lực gia đình biết nơi tạm lánh của nạn nhân bạo lực gia đình là bao lâu?
Khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Theo quy định nêu trên, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính với hành vi cố ý tiết lộ cho người có hành vi bạo lực gia đình biết nơi tạm lánh của nạn nhân bạo lực gia đình là 01 năm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?