Chấp hành viên không được thi hành án những bản án nào? Các trường hợp nào sẽ tiến hành miễn nhiệm chấp hành viên?

Cho anh hỏi chấp hành viên không được thi hành án những bản án nào? Câu hỏi của anh Toàn (Nghệ An)

Chấp hành viên không được thi hành án những bản án nào?

Tại Điều 21 Luật Thi hành án dân sự 2008 có quy định về những việc Chấp hành viên không được làm như sau:

Những việc Chấp hành viên không được làm
1. Những việc mà pháp luật quy định công chức không được làm.
2. Tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật.
3. Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc thi hành án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm thi hành án.
4. Sử dụng trái phép vật chứng, tiền, tài sản thi hành án.
5. Thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây:
a) Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
b) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;
c) Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
6. Sử dụng thẻ Chấp hành viên, trang phục, phù hiệu thi hành án, công cụ hỗ trợ để làm những việc không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
7. Sách nhiễu, gây phiền hà cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thi hành án.
8. Cố ý thi hành trái nội dung bản án, quyết định; trì hoãn hoặc kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án được giao không có căn cứ pháp luật.

Như vậy, Chấp hành viên không được thi hành án những bản án án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây:

- Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;

- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;

- Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

Chấp hành viên không được thi hành án những bản án nào?

Chấp hành viên không được thi hành án những bản án nào? Các trường hợp nào sẽ tiến hành miễn nhiệm chấp hành viên? (Hình từ Internet)

Các trường hợp nào sẽ tiến hành miễn nhiệm chấp hành viên?

Tại Điều 19 Luật Thi hành án dân sự 2008 có quy định về miễn nhiệm Chấp hành viên như sau:

Miễn nhiệm Chấp hành viên
1. Chấp hành viên đương nhiên được miễn nhiệm trong trường hợp nghỉ hưu hoặc chuyển công tác đến cơ quan khác.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm Chấp hành viên trong các trường hợp sau đây:
a) Do hoàn cảnh gia đình hoặc sức khỏe mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ Chấp hành viên;
b) Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ Chấp hành viên hoặc vì lý do khác mà không còn đủ tiêu chuẩn để làm Chấp hành viên.
3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục miễn nhiệm Chấp hành viên.

Như vậy, Chấp hành viên đương nhiên được miễn nhiệm trong trường hợp nghỉ hưu hoặc chuyển công tác đến cơ quan khác.

Ngoài ra Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng có thể xem xét, quyết định miễn nhiệm Chấp hành viên trong các trường hợp:

- Do hoàn cảnh gia đình hoặc sức khỏe mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ Chấp hành viên;

- Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ Chấp hành viên hoặc vì lý do khác mà không còn đủ tiêu chuẩn để làm Chấp hành viên.

Chấp hành viên có quyền xử phạt vi phạm hành chính có đúng không?

Tại Điều 20 Luật Thi hành án dân sự 2008 có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên
1. Kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công; ra các quyết định về thi hành án theo thẩm quyền.
2. Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Chấp hành viên.
3. Triệu tập đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án.
4. Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án.
5. Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sản thi hành án.
6. Yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định của pháp luật.
7. Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm.
8. Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật, thu phí thi hành án và các khoản phải nộp khác.
9. Được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định của Chính phủ.
10. Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.
Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chấp hành viên phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án và được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín.

Như vậy, chấp hành viên có thẩm quyền lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền trong thi hành án dân sự.

Trân trọng!

Chấp hành viên thi hành án dân sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chấp hành viên thi hành án dân sự
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn bổ nhiệm chấp hành viên thi hành án dân sự được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Chấp hành viên thi hành án dân sự đối với nghiệp vụ kế toán
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về chấp hành viên thi hành án dân sự theo Pháp lệnh 1993
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về chấp hành viên thi hành án dân sự theo Pháp lệnh 2004
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về chấp hành viên thi hành án dân sự theo Pháp lệnh 1989
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên thi hành án dân sự theo Pháp lệnh 2004
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên thi hành án dân sự theo Pháp lệnh 1993
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên thi hành án dân sự theo Pháp lệnh 1989
Hỏi đáp Pháp luật
Chấp hành viên không được thi hành án những bản án nào? Các trường hợp nào sẽ tiến hành miễn nhiệm chấp hành viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Đương sự có quyền yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chấp hành viên thi hành án dân sự
1,448 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào