Các tiêu chí nào dùng để đánh giá một công trình kiến trúc có giá trị? Công trình kiến trúc có giá trị được thành bao nhiêu loại?
Các tiêu chí nào dùng để đánh giá một công trình kiến trúc có giá trị?
Tại Điều 3 Nghị định 85/2020/NĐ-CP có quy định về tiêu chí đánh giá công trình kiến trúc có giá trị như sau:
Tiêu chí đánh giá công trình kiến trúc có giá trị
1. Tiêu chí về giá trị nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan, gồm các yếu tố sau:
a) Tiêu biểu cho một loại hình kiến trúc, phong cách kiến trúc;
b) Giá trị nghệ thuật kiến trúc của bản thân công trình và tổng thể không gian trong phạm vi khuôn viên công trình;
c) Giá trị gắn liền với cảnh quan, đóng góp vào cảnh quan chung đô thị, danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên;
d) Giá trị về kỹ thuật, công nghệ xây dựng, sử dụng vật liệu xây dựng.
2. Tiêu chí về giá trị lịch sử, văn hóa, gồm các yếu tố sau:
a) Tiêu biểu cho giai đoạn lịch sử;
b) Gắn với đặc điểm, tính chất tiêu biểu về văn hóa của địa phương;
c) Niên đại xây dựng, tuổi thọ công trình.
3. Bảng tính điểm đánh giá công trình kiến trúc có giá trị quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, các tiêu chí để đánh giá một công trình kiến trúc có giá trị bao gồm:
- Tiêu chí về giá trị nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan, gồm các yếu tố sau:
+ Tiêu biểu cho một loại hình kiến trúc, phong cách kiến trúc;
+ Giá trị nghệ thuật kiến trúc của bản thân công trình và tổng thể không gian trong phạm vi khuôn viên công trình;
+ Giá trị gắn liền với cảnh quan, đóng góp vào cảnh quan chung đô thị, danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên;
+ Giá trị về kỹ thuật, công nghệ xây dựng, sử dụng vật liệu xây dựng.
- Tiêu chí về giá trị lịch sử, văn hóa, gồm các yếu tố sau:
+ Tiêu biểu cho giai đoạn lịch sử;
+ Gắn với đặc điểm, tính chất tiêu biểu về văn hóa của địa phương;
+ Niên đại xây dựng, tuổi thọ công trình.
\Các tiêu chí nào dùng để đánh giá một công trình kiến trúc có giá trị? Công trình kiến trúc có giá trị được thành bao nhiêu loại? (Hình từ Internet)
Công trình kiến trúc có giá trị được thành bao nhiêu loại?
Tại Điều 4 Nghị định 85/2020/NĐ-CP có quy định về phân loại công trình kiến trúc có giá trị như sau:
Phân loại công trình kiến trúc có giá trị
1. Công trình kiến trúc có giá trị được phân thành 03 loại:
Loại I khi đáp ứng hai tiêu chí về giá trị nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan và tiêu chí về giá trị lịch sử, văn hóa; tiêu chí về giá trị nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan phải đạt từ 80 điểm trở lên. Loại II khi đáp ứng hai tiêu chí; loại III khi đáp ứng một trong hai tiêu chí trên.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này phân loại và quyết định biện pháp, kinh phí thực hiện để quản lý, bảo vệ và phát huy các giá trị của công trình kiến trúc.
Như vậy, công trình kiến trúc có giá trị được phân thành 3 loại bao gồm:
- Công trình kiến trúc có giá trị loại I khi đáp ứng hai tiêu chí về giá trị nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan và tiêu chí về giá trị lịch sử, văn hóa. Trong đó, tiêu chí về giá trị nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan phải đạt từ 80 điểm trở lên.
- Công trình kiến trúc có giá trị loại II khi đáp ứng hai tiêu chí như trên;
- Công trình kiến trúc có giá trị loại III khi đáp ứng một trong hai tiêu chí trên.
Cơ quan nào phê duyệt danh mục công trình kiến trúc có giá trị?
Tại Điều khoản 2 Điều 5 Nghị định 85/2020/NĐ-CP có quy định về trình tự lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị như sau:
Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh danh mục công trình kiến trúc có giá trị
......
2. Lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị:
a) Cơ quan lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn về văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức rà soát, đánh giá hồ sơ tư liệu công trình kiến trúc để lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân có đề xuất đưa công trình kiến trúc vào danh mục công trình kiến trúc có giá trị thì gửi yêu cầu bằng văn bản kèm theo hồ sơ tư liệu công trình kiến trúc tới cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để rà soát, đánh giá.
c) Hồ sơ tư liệu công trình kiến trúc, gồm nội dung về lịch sử và đánh giá giá trị của công trình; các hình ảnh hiện trạng kiến trúc và hình ảnh lịch sử công trình (nếu có); các bản vẽ tổng mặt bằng, mặt bằng các tầng, các mặt đứng và các mặt cắt; hình ảnh và bản vẽ mô tả các chi tiết trang trí (nếu có) và làm rõ các giá trị công trình.
d) Hồ sơ danh mục công trình kiến trúc có giá trị gồm: dự thảo Tờ trình; danh mục công trình kiến trúc có giá trị và phụ lục kèm theo; thuyết minh về các nội dung đề xuất trong danh mục; hồ sơ tư liệu của từng công trình kiến trúc và tài liệu liên quan kèm theo; đề xuất biện pháp quản lý bảo vệ, phát huy các giá trị kiến trúc của công trình, kinh phí thực hiện.
đ) Cơ quan lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn về kiến trúc cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với hồ sơ tư liệu công trình kiến trúc và danh mục công trình kiến trúc có giá trị theo quy định tại khoản 3 Điều 13 của Luật Kiến trúc trong thời gian tối thiểu 15 ngày đối với cơ quan, 30 ngày đối với tổ chức, cá nhân có liên quan.
......
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan phê duyệt danh mục công trình kiến trúc có giá trị.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Tiếp công dân trung ương có chức năng như thế nào? Ban Tiếp công dân trung ương có những đơn vị trực thuộc nào?
- Kỳ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước tháng 11/2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ nhà trường theo Hướng dẫn 25 chi tiết nhất?
- Từ 10/12/2024 Ban Sáng lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện không phải là người có quan hệ gia đình với nhau?
- Link truy cập Cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành năm 2024?