Khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công thương gồm những nội dung nào?

Căn cứ xác định vị trí việc làm? Khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công thương có nội dung gì? Cấp độ năng lực chung của công chức công thương? Nhờ anh chị tư vấn.

Xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công thương dựa trên căn cứ nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 06/2023/TT-BCT về căn cứ xác định vị trí việc làm đối với công chức nghiệp vụ chuyên ngành công thương có quy định như sau:

Nguyên tắc, căn cứ xác định vị trí việc làm
..
2. Căn cứ xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công thương
Căn cứ xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công thương quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức.

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 62/2020/NĐ-CP về căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức có quy định như sau:

Căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức
1. Căn cứ xác định vị trí việc làm
a) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức;
b) Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
...

Theo đó, căn cứ xác định vị trí việc làm đối với công chức nghiệp vụ chuyên ngành công thương được xây dựng dựa trên căn cứ xác định vị trí việc làm công chức, cụ thể như sau:

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức;

- Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công thương gồm những nội dung nào?

Khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công thương gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)

Khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công thương gồm những nội dung nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 06/2023/TT-BCT về nội dung của khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công thương có quy định như sau:

Bản mô tả công việc, khung năng lực
...
2. Khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công thương gồm các nội dung:
a) Yêu cầu về trình độ, gồm: Trình độ đào tạo, bồi dưỡng, chứng chỉ; kinh nghiệm công tác; phẩm chất cá nhân; các yêu cầu khác theo vị trí việc làm.
b) Các năng lực, gồm: Nhổm năng lực chung; nhóm năng lực chuyên môn; nhóm năng lực quản lý.
c) Khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công thương phải phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn ngạch công chức hiện hành. Cấp độ của từng nhóm năng lực thực hiện theo các Phụ lục IIA, IIB và IIC Thông tư này.
...

Như vậy, khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công thương có những nội dung sau:

- Yêu cầu về trình độ, gồm: Trình độ đào tạo, bồi dưỡng, chứng chỉ; kinh nghiệm công tác; phẩm chất cá nhân; các yêu cầu khác theo vị trí việc làm.

- Các năng lực, gồm: Nhổm năng lực chung; nhóm năng lực chuyên môn; nhóm năng lực quản lý.

- Khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành công thương phải phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn ngạch công chức hiện hành. Cấp độ của từng nhóm năng lực thực hiện theo quy định pháp luật.

Cấp độ năng lực chung dùng cho công chức chuyên ngành công thương?

Căn cứ Phụ lục IIA Các cấp độ của năng lực chung dùng cho công chức chuyên ngành công thương ban hành kèm theo Thông tư 06/2023/TT-BCT về cấp độ năng lực chung của công chức công thương có quy định như sau:

- Đạo đức và bản lĩnh:

+ Cấp độ 1: Trách nhiệm với công việc được giao, chuẩn mực trong thực hiện

+ Cấp độ 2: Tự nhận trách nhiệm với công việc được giao, chuẩn mực trong thực hiện.

+ Cấp độ 3: Trách nhiệm cao với công việc được giao, gương mẫu trong thực hiện.

+ Cấp độ 4: Chủ động, trách nhiệm cao với công việc; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.

+ Cấp độ 5: Tạo dựng văn hóa dẫn dắt việc thực hiện đạo đức và bản lĩnh

- Tổ chức thực hiện công việc:

+ Cấp độ 1: Tổ chức thực hiện công việc theo tiêu chuẩn chất lượng, quy trình có sẵn

+ Cấp độ 2: Linh hoạt trong tổ chức thực hiện công việc nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng đã thống nhất.

+ Cấp độ 3: Đề xuất điều chỉnh thủ tục, quy trình làm việc ... kịp thời để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của cơ quan, địa phương.

+ Cấp độ 4: Nhận biết trước và thích ứng với yêu cầu mới của công việc; phát huy nguồn lực bên trong và bên ngoài để có giải pháp đảm bảo chất lượng công việc.

+ Cấp độ 5: Đưa ra các định hướng chiến lược.

- Kỹ thuật soạn thảo văn bản

+ Cấp độ 1: Nắm được các quy định về văn bản hành chính, văn bản của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật áp dụng vào công việc chuyên môn.

+ Cấp độ 2: Nắm vững các quy định và vai trò, tác động của văn bản hành chính, văn bản của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật.

+ Cấp độ 3: Phân tích, đánh giá, đề xuất chính sách phù hợp với chiến lược, định hướng dài hạn của cơ quan, đơn vị, địa phương.

+ Cấp độ 4: Hiểu biết, đánh giá được về vai trò, tác động của chính sách đến xã hội.

+ Cấp độ 5: Phân tích, đánh giá, phản biện, hoạch định chính sách

- Giao tiếp ứng xử

+ Cấp độ 1: Chỉ có khả năng vận dụng tình huống cơ bản và vẫn cần rất nhiều sự chỉ dẫn từ người khác.

+ Cấp độ 2: Có thể vận dụng năng lực trong các tình huống giao tiếp có độ khó vừa phải, vẫn cần có sự hỗ trợ và hướng dẫn từ người khác.

+ Cấp độ 3: Có thể vận dụng năng lực lúc khó khăn, dù đôi khi vẫn cần người khác chỉ dẫn.

+Cấp độ 4: Tự tin giao tiếp trong tình huống khó khăn. Khả năng thuyết trình mạch lạc các vấn đề phức tạp với các đối tượng khác nhau

+ Cấp độ 5: Dám đối mặt với tình huống giao tiếp khó khăn nhất. Bình tĩnh, tự tin trình bày các vấn đề phức tạp và nhạy cảm nhất cho người khác.

- Quan hệ phối hợp

+ Cấp độ 1: Tạo mối quan hệ tốt, chủ động phối hợp với đồng nghiệp trong công việc.

+ Cấp độ 2: Thiết lập được mạng lưới quan hệ tốt trong nội bộ.

+ Cấp độ 3: Tìm kiếm cơ hội xây dựng và mở rộng mạng lưới quan hệ.

+ Cấp độ 4: Thiết lập mạng lưới quan hệ ở nhiều cấp độ.

+ Cấp độ 5: Thiết lập các định hướng quan hệ đối tác chiến lược.

- Sử dụng công nghệ thông tin

+ Cấp độ 1: Hiểu biết và sử dụng máy tính và một số phần mềm cơ bản.

+ Cấp độ 2: Hiểu biết cơ bản về máy tính và sử dụng một số phần mềm nâng cao.

+ Cấp độ 3: Hiểu biết cơ bản về CNTT và sử dụng một số phần mềm nâng cao, quản trị cơ sở dữ liệu.

+ Cấp độ 4: Am hiểu về CNTT và sử dụng được nhiều công cụ ở trình độ cao.

+ Cấp độ 5: Am hiểu sâu và có kiến thức chuyên ngành CNTT

- Sử dụng ngoại ngữ

+ Cấp độ 1: Giao tiếp, tương tác cơ bản, đơn giản.

+ Cấp độ 2: Nắm vững những kiến thức cơ bản của ngôn ngữ và có thể truyền đạt những nhu cầu đơn giản và cơ bản.

+ Cấp độ 3: Làm việc với báo cáo đơn giản về những chủ đề quen thuộc và soạn thảo đơn giản về các chủ đề trong lĩnh vực.

+Cấp độ 4: Hoạt động độc lập trong nhiều môi trường học thuật và công việc bằng ngoại ngữ, dù ở phạm vi sắc thái và độ chính xác hạn chế.

+ Cấp độ 5: Hoạt động độc lập với một độ chính xác cao trong nhiều chủ đề đa dạng và trong đa phần các hoàn cảnh mà không có chuẩn bị trước.

Thông tư 06/2023/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 10/5/2023.

Trân trọng!

Công chức
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công chức
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự thực hiện tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
05 trường hợp tiếp nhận công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ 6/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn thủ tục xét tuyển công chức chi tiết, mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm phải thực hiện đánh giá công chức là khi nào? Công chức được đánh giá theo các nội dung nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân công chức cuối năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người trúng tuyển công chức không hoàn thiện đủ hồ sơ tuyển dụng thì bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cán bộ hay công chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Trưởng phòng Nội vụ là cán bộ hay công chức? Phòng Nội vụ có vị trí và chức năng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công chức
Nguyễn Võ Linh Trang
1,213 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào