Các biện pháp ngăn chặn hành vi chống người thi hành công vụ? Hành vi chống người thi hành công vụ có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
Các biện pháp ngăn chặn hành vi chống người thi hành công vụ?
Căn cứ tại Điều 14 Nghị định 208/2013/NĐ-CP có quy định về các biện pháp ngăn chặn hành vi chống người thi hành công vụ, cụ thể như sau:
- Giải thích cho người có hành vi vi phạm biết rõ là họ đã vi phạm pháp luật và yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm đó. Yêu cầu người vi phạm xuất trình chứng minh nhân dân và các giấy tờ cần thiết khác để kiểm tra.
- Cưỡng chế người có hành vi vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi vi phạm và chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ.
- Bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ; khám người, phương tiện vi phạm; tước bỏ, vô hiệu hóa hung khí, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
- Trình tự, thủ tục bắt giữ, khám xét người có hành vi chống người thi hành công vụ, khám phương tiện vi phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp tập trung đông người chống người thi hành công vụ thì tiến hành các biện pháp vận động, thuyết phục đối tượng chấm dứt hành vi vi phạm; trường hợp cần thiết phải tiến hành các biện pháp cưỡng chế về bảo đảm trật tự công cộng nhằm giải tán đám đông;
Ngăn chặn, bao vây, khống chế, cô lập, bắt giữ đối tượng cầm đầu, tổ chức, xúi giục.
- Trong trường hợp cần thiết, cấp bách hoặc sử dụng vũ khí quân dụng hoặc vũ khí thô sơ tấn công thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và từng trường hợp cụ thể, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ và các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nổ súng để phòng vệ chính đáng, tấn công, khống chế, bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ.
- Việc xử lý người có hành vi chống người thi hành công vụ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự.
- Đối với các vụ án chống người thi hành công vụ, đề nghị Tòa án có thẩm quyền tăng cường tổ chức xét xử lưu động để góp phần phòng ngừa, giáo dục chung.
Các biện pháp ngăn chặn hành vi chống người thi hành công vụ? Hành vi chống người thi hành công vụ có thể bị phạt bao nhiêu năm tù? (Hình từ Internet)
Hành vi chống người thi hành công vụ có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
Căn cứ tại Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội chống người thi hành công vụ như sau:
Tội chống người thi hành công vụ
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, khi một người thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm và cao nhất lên đến 07 năm tù.
Người thi hành công vụ, người trực tiếp tham gia ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ được hưởng chế độ, chính sách gì?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 208/2013/NĐ-CP có quy định về chế độ, chính sách đối với người thi hành công vụ, người trực tiếp tham gia ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ như sau:
Chế độ, chính sách đối với người thi hành công vụ, người trực tiếp tham gia ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ
1. Người thi hành công vụ, người trực tiếp tham gia ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
2. Trường hợp người thi hành công vụ, người trực tiếp tham gia ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ mà bị thương hoặc hy sinh thì được xem xét, công nhận là thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh hoặc được công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
Như vậy, người thi hành công vụ, người trực tiếp tham gia ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ được hưởng chế độ, chính sách như sau:
- Có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
- Trường hợp bị thương hoặc hy sinh thì được xem xét, công nhận là thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh hoặc được công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?