Tạm đình chỉ đối với nhân viên hàng không đang đảm nhiệm khi xảy ra hành vi lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu hàng hóa?
- Cục Hàng không Việt Nam ra chỉ thị tạm đình chỉ đối với nhân viên lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu hàng hóa qua đường hàng không?
- Nhân viên hàng không bị tạm đình chỉ công việc đang đảm nhận trong các trường hợp nào?
- Nhân viên hàng không lạm dụng quyền hạn để buôn lậu hàng giả bị phạt bao nhiêu năm tù?
Cục Hàng không Việt Nam ra chỉ thị tạm đình chỉ đối với nhân viên lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu hàng hóa qua đường hàng không?
Căn cứ Mục 1 Chỉ thị 2677/CT-CHK năm 2022 về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả qua đường hàng không có quy định như sau:
Các hãng hàng không Việt Nam:
- Chủ động bố trí các biện pháp phòng ngừa để hạn chế tối đa hành vi vi phạm về vận chuyển hàng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động của tổ bay.
- Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong lĩnh vực phụ trách trong triển khai các biện pháp phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
- Thực hiện nghiêm túc quy định tại Thông tư số 46/2013/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện chế độ kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 2 năm 2014, được sửa đổi, bổ sung bởi: Thông tư số 28/2020/TT-BGTVT ngày 02 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực hàng không, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2020 về việc:
+ Tạm đình chỉ ngay công việc của nhân viên hàng không đang đảm nhiệm khi xảy ra hành vi vi phạm “Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa”.
+ Không sử dụng làm việc tại vị trí nhân viên hàng không ở bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực hàng không dân dụng đối với các trường hợp “Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa”.
- Thông báo ngay về Cục Hàng không Việt Nam khi xảy ra vụ việc nhà chức trách nước ngoài kiểm tra thành viên tổ bay của hãng. Địa chỉ nhận thông báo: email: vpbaocao@caa.gov.vn, đường dây nóng: 0916562119.
Vậy, theo chỉ thị của Cục Hàng không Việt Nam thì những nhân viên tại các hãng hàng không Việt Nam thực hành vi vi phạm “Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa” sẽ bị tạm đình chỉ công việc đang đảm nhiệm.
Tạm đình chỉ đối với nhân viên hàng không đang đảm nhiệm khi xảy ra hành vi lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu hàng hóa? (Hình từ Internet)
Nhân viên hàng không bị tạm đình chỉ công việc đang đảm nhận trong các trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 46/2013/TT-BGTVT về việc tạm đình chỉ công việc đối với nhân viên hàng không có quy định như sau:
Quy định về tạm đình chỉ công việc đối với nhân viên hàng không
1. Nhân viên hàng không bị tạm đình chỉ công việc đang đảm nhận trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm các quy định, nội quy gây uy hiếp an toàn, an ninh hàng không;
b) Bị điều tra, khởi tố trong các vụ án hình sự;
c) Tự ý bỏ vị trí làm việc;
d) Uống rượu, bia trong giờ làm việc hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơi thở trong khi thực hiện nhiệm vụ;
đ) Trộm cắp, chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân;
e) Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa;
g) Sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với các chất ma túy hoặc chất kích thích không được phép sử dụng khác theo quy định;
h) Đánh bạc, gây rối, làm mất an ninh, trật tự tại nơi làm việc.
...
Theo đó, nhân viên hàng không bị tạm đình chỉ công việc đang đảm nhận trong các trường hợp sau:
- Vi phạm các quy định, nội quy gây uy hiếp an toàn, an ninh hàng không;
- Bị điều tra, khởi tố trong các vụ án hình sự;
- Tự ý bỏ vị trí làm việc;
- Uống rượu, bia trong giờ làm việc hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơi thở trong khi thực hiện nhiệm vụ;
- Trộm cắp, chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân;
- Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa;
- Sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với các chất ma túy hoặc chất kích thích không được phép sử dụng khác theo quy định;
- Đánh bạc, gây rối, làm mất an ninh, trật tự tại nơi làm việc.
Nhân viên hàng không lạm dụng quyền hạn để buôn lậu hàng giả bị phạt bao nhiêu năm tù?
Căn cứ khoản 2 Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 42 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả có quy định như sau:
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Làm chết người;
h) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
k) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
l) Buôn bán qua biên giới;
m) Tái phạm nguy hiểm.
...
Theo đó, hành vi lạm dụng chức quyền để sản xuất, buôn bán hàng giả sẽ bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm theo quy định pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn nộp Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm là khi nào?
- Tiết lập đông 2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào? Tiết lập đông 2024 có ngày nghỉ lễ hưởng nguyên lương không?
- Năm Ất Tỵ bao nhiêu lâu có một lần? Tết Ất Tỵ 2025 diễn ra vào ngày bao nhiêu?
- Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là ngày nào?
- Công thức xác định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo, chi phí tiền lương từ 16/12/2024?