Những trường hợp nào bị cáo bắt buộc phải có luật sư bào chữa? Tòa án có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong trường hợp nào?
Những trường hợp nào bị cáo bắt buộc phải có luật sư bào chữa?
Căn cứ tại Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về chỉ định người bào chữa như sau:
Chỉ định người bào chữa
1. Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ:
a) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;
b) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.
2. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa cho các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa;
b) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý;
c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.
Như vậy, trong các trường hợp sau đây nếu bị cáo, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời được luật sư bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định luật sư bào chữa cho họ:
- Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;
- Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.
Những trường hợp nào bị cáo bắt buộc phải có luật sư bào chữa? Tòa án có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp phải chỉ định người bào chữa mà người bào chữa vắng mặt thì có phải hoãn phiên tòa phúc thẩm không?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 351 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về sự có mặt của người bào chữa, như sau:
Sự có mặt của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị
1. Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị được triệu tập đến phiên tòa thì phải có mặt tại phiên tòa. Nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử giải quyết:
a) Trường hợp người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa. Trường hợp người bào chữa vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan hoặc được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử.
Trường hợp phải chỉ định người bào chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này mà người bào chữa vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa;
...
Và Điều 352 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về hoàn phiên tòa phúc thẩm:
Hoãn phiên tòa phúc thẩm
1. Tòa án cấp phúc thẩm chỉ được hoãn phiên tòa khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Có một trong những căn cứ quy định tại các điều 52, 53, 349, 350 và 351 của Bộ luật này;
b) Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa.
Trường hợp hoãn phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.
2. Thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 297 của Bộ luật này.
Như vậy, sự vắng mặt của người bào chữa là một trong những trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hoãn phiên tòa. Theo đó, trường hợp phải chỉ định người bào chữa mà người bào chữa vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa.
Tòa án có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 290 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa như sau:
Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa
...
2. Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp:
a) Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả;
b) Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;
c) Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận;
d) Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử.
Như vậy, Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp sau:
- Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả;
- Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;
- Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận;
- Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?