Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không tiến hành đăng ký phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Cho tôi hỏi: Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không tiến hành đăng ký phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ thì bị phạt bao nhiêu tiền? Mong được tư vấn.

Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không tiến hành đăng ký phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Điểm a khoản 2 Điều 28 Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không tiến hành đăng ký phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ như sau:

Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về trích lập, quản lý và sử dụng dự phòng nghiệp vụ và dự trữ bắt buộc
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi trích lập không đủ Quỹ dự trữ bắt buộc theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không đăng ký phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ với Bộ Tài chính;
b) Không trích lập Quỹ dự trữ bắt buộc theo quy định của pháp luật;
c) Sử dụng Quỹ dự trữ bắt buộc không đúng quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Trích lập dự phòng nghiệp vụ không đúng theo quy định của pháp luật;
b) Sử dụng Quỹ dự phòng nghiệp vụ không đúng quy định của pháp luật;
...
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
...

Ngoài ra, điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 98/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định 80/2019/NĐ-CP và điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Hình thức xử phạt và thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
...
b) Phạt tiền;
Mức xử phạt bằng tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức xử phạt đối với cá nhân trừ trường hợp quy định tại Điều 13, khoản 4 Điều 18, Điều 21, điểm b khoản 1 Điều 21a, Điều 22, khoản 3, khoản 4 Điều 24, điểm b, điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 25a, Điều 32a, Điều 34, khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 36, khoản 2 Điều 40, khoản 2 Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45, khoản 3 Điều 46, Điều 48, Điều 49, Điều 50 và khoản 2 Điều 51 của Nghị định này chỉ áp dụng để xử phạt đối với tổ chức.
Mức xử phạt bằng tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân cho cùng hành vi vi phạm.
Mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số tối đa là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức tối đa là 200.000.000 đồng.

Theo quy định nêu trên, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không tiến hành đăng ký phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Ngoài ra, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm vi phạm còn bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không tiến hành đăng ký phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không tiến hành đăng ký phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ thì bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Việc trích lập dự phòng nghiệp vụ của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải bảo đảm những yêu cầu nào?

Khoản 2 Điều 97 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về các yêu cầu với việc trích lập dự phòng nghiệp vụ như sau:

Dự phòng nghiệp vụ
1. Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm có thể phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.
2. Việc trích lập dự phòng nghiệp vụ phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm;
b) Tương ứng với phần trách nhiệm đã cam kết theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
c) Tách biệt giữa các hợp đồng bảo hiểm của đối tượng bảo hiểm trong và ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam, kể cả trong cùng một nghiệp vụ bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
d) Luôn có tài sản tương ứng với dự phòng nghiệp vụ đã trích lập, đồng thời tách biệt tài sản tương ứng với dự phòng quy định tại điểm c khoản này;
đ) Sử dụng Chuyên gia tính toán để tính toán, trích lập dự phòng nghiệp vụ;
e) Thường xuyên rà soát, đánh giá việc trích lập dự phòng nghiệp vụ; kịp thời có các biện pháp nhằm bảo đảm trích lập đầy đủ dự phòng để chi trả cho các trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
...

Theo đó, việc trích lập dự phòng nghiệp vụ của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm;

- Tương ứng với phần trách nhiệm đã cam kết theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

- Tách biệt giữa các hợp đồng bảo hiểm của đối tượng bảo hiểm trong và ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam, kể cả trong cùng một nghiệp vụ bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

- Luôn có tài sản tương ứng với dự phòng nghiệp vụ đã trích lập, đồng thời tách biệt tài sản tương ứng với dự phòng quy định tại điểm c khoản này;

- Sử dụng Chuyên gia tính toán để tính toán, trích lập dự phòng nghiệp vụ;

- Thường xuyên rà soát, đánh giá việc trích lập dự phòng nghiệp vụ;

- Kịp thời có các biện pháp nhằm bảo đảm trích lập đầy đủ dự phòng để chi trả cho các trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính trong quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm?

Khoản 2 Điều 151 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính trong quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm như sau:

Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xây dựng chiến lược, đề án và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam;
b) Thực hiện thống kê, dự báo về thị trường bảo hiểm;
c) Giám sát doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thông qua hoạt động nghiệp vụ, tình hình tài chính, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và việc chấp hành pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm; giám sát hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam;
d) Giám sát hoạt động đại lý bảo hiểm, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm thông qua doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;
đ) Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; kiểm tra hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam;
e) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm;
g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài chính trong quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm gồm:

- Ban hành, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xây dựng chiến lược, đề án và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam;

- Thực hiện thống kê, dự báo về thị trường bảo hiểm;

- Giám sát doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thông qua hoạt động nghiệp vụ, tình hình tài chính, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và việc chấp hành pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm;

- Giám sát hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam;

- Giám sát hoạt động đại lý bảo hiểm, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm thông qua doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;

- Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; kiểm tra hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam;

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Trần Thúy Nhàn
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào