Hoa tiêu hàng hải là gì? Trách nhiệm của hoa tiêu khi tiến hành hoạt động dẫn tàu?

Hoa tiêu hàng hải là gì? Hoa tiêu có trách nhiệm gì trong hoạt động dẫn tàu? Điều kiện cấp chứng chỉ chuyên môn hoa tiêu hàng hải là gì? Câu hỏi của anh Trần Vũ đến từ TP.Hải Phòng

Hoa tiêu hàng hải là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 249 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:

Địa vị pháp lý của hoa tiêu hàng hải
1. Hoa tiêu hàng hải là người cố vấn cho thuyền trưởng điều khiển tàu phù hợp với điều kiện hàng hải ở khu vực dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải. Việc sử dụng hoa tiêu hàng hải không miễn trách nhiệm chỉ huy tàu của thuyền trưởng.
...

Như vậy, từ quy định trên có thể hiểu rằng hoa tiêu hàng hải là những người cố vấn cho thuyền trưởng điều khiển tàu phù hợp với điều kiện hàng hải ở khu vực hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải theo quy định nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

hoa-tieu

Hoa tiêu hàng hải là gì? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của hoa tiêu khi tiến hành hoạt động dẫn tàu như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 104 Nghị định 58/2017/NĐ-CP, hoa tiêu dẫn tàu có các trách nhiệm như sau:

- Thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 và các quy định khác có liên quan của pháp luật;

- Chấp hành nghiêm chỉnh kế hoạch điều động tàu của Cảng vụ hàng hải; trường hợp từ chối dẫn tàu phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải và tổ chức hoa tiêu hàng hải biết rõ lý do để kịp thời xử lý;

- Trong khi dẫn tàu, nếu xảy ra hoặc phát hiện thấy tai nạn, sự cố hàng hải, việc bố trí tàu lai và điều kiện an toàn cập, rời cầu cảng, sự thay đổi tình trạng của báo hiệu hàng hải, điều kiện an toàn trên luồng hàng hải và những sự việc khác không bảo đảm an toàn theo quy định phải thông báo ngay cho Cảng vụ hàng hải biết;

- Khuyến cáo thuyền trưởng thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường; trường hợp thuyền trưởng không thực hiện theo khuyến cáo, phải kịp thời thông báo cho Cảng vụ hàng hải và tổ chức hoa tiêu biết;

- Chấp hành nghiêm chỉnh việc bố trí dẫn tàu của Giám đốc tổ chức hoa tiêu trên cơ sở đề nghị của Thuyền trưởng. Trường hợp từ chối dẫn tàu vì lý do chính đáng, phải báo ngay cho Giám đốc tổ chức hoa tiêu và Cảng vụ hàng hải biết để giải quyết kịp thời;

- Trao đổi với thuyền trưởng thông tin về điều kiện thực tế của tuyến dẫn tàu, đặc tính điều động của tàu và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động hàng hải trên tuyến dẫn tàu, trước khi tiến hành điều động tàu;

- Lên, xuống tàu đúng vị trí và thời gian quy định.

Điều kiện hành nghề hoa tiêu hàng hải là gì?

Theo quy định tại Điều 250 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, để hành nghề hoa tiêu hàng hải, cần đáp ứng được các điều kiện sau:

- Là công dân Việt Nam.

- Đủ tiêu chuẩn sức khỏe.

- Có chứng chỉ chuyên môn hoa tiêu hàng hải.

- Chỉ được phép dẫn tàu trong vùng hoa tiêu hàng hải phù hợp với giấy chứng nhận vùng hoa tiêu hàng hải được cấp.

- Chịu sự quản lý của một tổ chức hoa tiêu hàng hải.

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải hạng ba là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 11 Thông tư 27/2016/TT-BGTVT quy định như sau:

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải
1. Điều kiện cấp GCNKNCMHTHH hạng Ba:
a) Đã hoàn thành khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải cơ bản;
b) Đã thực tập hoa tiêu hàng hải hạng Ba với 400 lượt dẫn tàu an toàn hoặc có 200 lượt dẫn tàu an toàn trong thời gian tối thiểu 36 tháng, được tổ chức hoa tiêu nơi thực tập sát hạch, Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận. Trường hợp hoa tiêu tập sự đã đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu biển có tổng dung tích từ 500 GT trở lên thì phải có 200 lượt thực tập dẫn tàu an toàn hoặc có 100 lượt dẫn tàu an toàn trong thời gian tối thiểu 24 tháng, được tổ chức hoa tiêu nơi thực tập sát hạch, Cảng vụ hàng hải khu vực xác nhận.
...

Như vậy, theo quy định trên, để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải hạng ba thì cần đáp ứng được các điều kiện sau:

- Đã hoàn thành khóa đào tạo hoa tiêu hàng hải cơ bản;

- Đã thực tập hoa tiêu hàng hải hạng Ba với 400 lượt dẫn tàu an toàn hoặc có 200 lượt dẫn tàu an toàn trong thời gian tối thiểu 36 tháng;

- Trường hợp hoa tiêu tập sự đã đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu biển có tổng dung tích từ 500 GT trở lên thì phải có 200 lượt thực tập dẫn tàu an toàn hoặc có 100 lượt dẫn tàu an toàn trong thời gian tối thiểu 24 tháng.

Trân trọng!

Hoa tiêu hàng hải
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hoa tiêu hàng hải
Hỏi đáp Pháp luật
06 chương trình đào tạo, huấn luyện thuyền viên, hoa tiêu hàng hải theo Thông tư 57/2023/TT-BGTVT từ ngày 01/4/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 15/02/2024, khung giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải đối với tàu thuyền hoạt động vận tải quốc tế như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào tàu thuyền Việt Nam không bắt buộc phải sử dụng dịch vụ hoa tiêu hàng hải?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào tàu thuyền Việt Nam bắt buộc sử dụng hoa tiêu hàng hải?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoa tiêu hàng hải là gì? Trách nhiệm của hoa tiêu khi tiến hành hoạt động dẫn tàu?
Hỏi đáp pháp luật
Chế độ hoa tiêu hàng hải tại Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Quyền và nghĩa vụ của hoa tiêu hàng hải khi dẫn tàu
Hỏi đáp pháp luật
Địa vị pháp lý của hoa tiêu hàng hải
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc công bố tuyến dẫn tàu và tổ chức, hoạt động của hoa tiêu hàng hải
Hỏi đáp pháp luật
Đình chỉ hoặc thay thế hoa tiêu hàng hải
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hoa tiêu hàng hải
Lê Gia Điền
9,590 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hoa tiêu hàng hải
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào