Thời hạn bảo hộ quyền của tổ chức phát sóng là bao lâu? Người có hành vi trích ghép chương trình phát sóng mà chưa được sự cho phép của tổ chức phát sóng thì phạt bao nhiêu tiền?
- Thời hạn bảo hộ quyền của tổ chức phát sóng là bao lâu?
- Thời hạn bảo hộ quyền của tổ chức phát sóng sẽ chấm dứt vào thời điểm nào?
- Cá nhân muốn tái phát sóng chương trình của tổ chức phát sóng có phải phải trả tiền bản quyền hay không?
- Người có hành vi trích ghép chương trình phát sóng mà chưa được sự cho phép của tổ chức phát sóng thì phạt bao nhiêu tiền?
Thời hạn bảo hộ quyền của tổ chức phát sóng là bao lâu?
Tại khoản 3 Điều 34 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định thời hạn bảo hộ quyền liên quan như sau:
Thời hạn bảo hộ quyền liên quan
1. Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình.
2. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố.
3. Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện.
4. Thời hạn bảo hộ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ các quyền liên quan.
Như vậy, quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ năm mươi năm (50 năm) tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện.
Thời hạn bảo hộ quyền của tổ chức phát sóng là bao lâu? Người có hành vi trích ghép chương trình phát sóng mà chưa được sự cho phép của tổ chức phát sóng thì bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn bảo hộ quyền của tổ chức phát sóng sẽ chấm dứt vào thời điểm nào?
Tại khoản 4 Điều 34 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định thời điểm chấm dứt đối với thời hạn bảo hộ các quyền liên quan như sau:
Thời hạn bảo hộ quyền liên quan
1. Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình.
2. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố.
3. Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện.
4. Thời hạn bảo hộ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ các quyền liên quan.
Như vậy, thời điểm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền của tổ chức phát sóng là lúc 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ các quyền liên quan.
Cá nhân muốn tái phát sóng chương trình của tổ chức phát sóng có phải phải trả tiền bản quyền hay không?
Tại Điều 31 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định quyền của tổ chức phát sóng như sau:
Quyền của tổ chức phát sóng
1. Tổ chức phát sóng có độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện các quyền sau đây:
a) Phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình;
b) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần bản định hình chương trình phát sóng của mình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
c) Định hình chương trình phát sóng của mình;
d) Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản định hình chương trình phát sóng của mình dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền đối với chương trình phát sóng và trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền đối với chương trình phát sóng theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong trường hợp pháp luật không quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, các điều 25, 25a, 26, 32 và 33 của Luật này.
3. Chủ sở hữu quyền đối với chương trình phát sóng không có quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân khác thực hiện các hành vi sau đây:
a) Sao chép chương trình phát sóng chỉ để thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật này; sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ, trong quá trình hoạt động của các thiết bị để truyền phát trong một mạng lưới giữa các bên thứ ba thông qua trung gian hoặc sử dụng hợp pháp chương trình phát sóng, không có mục đích kinh tế độc lập và bản sao bị tự động xóa bỏ, không có khả năng phục hồi lại;
b) Phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản định hình chương trình phát sóng đã được chủ sở hữu quyền thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc phân phối.
Như vậy, cá nhân khi muốn tái phát sóng chương trình của tổ chức phát sóng sẽ phải trả tiền bản quyền.
Người có hành vi trích ghép chương trình phát sóng mà chưa được sự cho phép của tổ chức phát sóng thì phạt bao nhiêu tiền?
Tại Điều 34 Nghị định 131/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP quy định xử lý hành chính đối với hành vi trích ghép bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng như sau:
Hành vi trích ghép bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trích ghép bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trích ghép chương trình phát sóng mà không được phép của chủ sở hữu quyền của tổ chức phát sóng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với tổ chức như sau:
Quy định khung phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Khung phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là khung phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 5; Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 7 Nghị định này. Đối với cùng một hành vi vi phạm, khung phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, cá nhân có hành vi trích ghép chương trình phát sóng mà chưa được sự cho phép của chủ sở hữu quyền của tổ chức phát sóng sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm sẽ có mức phạt gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân.
Đòng thời buộc dỡ bỏ bản sao chương trình phát sóng vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thời hạn bảo hộ quyền có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?