Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải có vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu?

Cho anh hỏi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải có vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu? Câu hỏi của anh Chinh (Bến Tre)

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải có vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu?

Tại Điều 5 Nghị định 23/2022/NĐ-CP có quy định về mức vốn điều lệ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:

Mức vốn điều lệ
1. Doanh nghiệp khi thành lập phải có mức vốn điều lệ không thấp hơn 100 tỷ đồng.
2. Trường hợp kinh doanh những ngành, nghề quy định phải có vốn pháp định thì ngoài điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này, vốn điều lệ của doanh nghiệp khi thành lập không thấp hơn mức vốn pháp định quy định đối với ngành, nghề kinh doanh đó.
3. Đối với doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội hoặc hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực, địa bàn cần Nhà nước đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp thì vốn điều lệ có thể thấp hơn mức quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng không thấp hơn mức vốn pháp định quy định đối với ngành, nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định.

Như vậy, vốn điều lệ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ khi thành lập không thấp hơn 100 tỷ đồng.

Trường hợp doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ kinh doanh ngành, nghề quy định phải có vốn pháp định thì mức vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định.

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải có vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu?

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải có vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị xem xét giải thể?

Tại Điều 39 Nghị định 23/2022/NĐ-CP có quy định về điều kiện giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:

Điều kiện giải thể doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị xem xét giải thể trong các trường hợp sau:
a) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác;
b) Doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn tài chính, được đặt vào tình trạng giám sát tài chính đặc biệt sau khi kết thúc thời hạn áp dụng phương án khắc phục, phương án cơ cấu lại mà không phục hồi được hoạt động sản xuất kinh doanh và không thực hiện được các hình thức chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại khác theo quy định của pháp luật;
c) Không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước giao trong thời gian 02 năm liên tiếp sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết;
d) Việc tiếp tục duy trì doanh nghiệp là không cần thiết;
đ) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quy định gia hạn.
2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
3. Việc giải thể doanh nghiệp phải phù hợp với văn bản về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trường hợp việc giải thể chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định (trừ trường hợp doanh nghiệp giải thể khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quy định gia hạn).
Trường hợp không còn đáp ứng các điều kiện giải thể nêu trên hoặc đã lâm vào tình trạng phá sản thì cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định sắp xếp theo hình thức khác hoặc thực hiện phá sản.

Như vậy, các trường hợp doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị xem xét giải thể bao gồm:

- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác;

- Doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn tài chính, được đặt vào tình trạng giám sát tài chính đặc biệt sau khi kết thúc thời hạn áp dụng phương án khắc phục, phương án cơ cấu lại mà không phục hồi được hoạt động sản xuất kinh doanh và không thực hiện được các hình thức chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại khác theo quy định của pháp luật;

- Không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước giao trong thời gian 02 năm liên tiếp sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết;

- Việc tiếp tục duy trì doanh nghiệp là không cần thiết;

- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quy định gia hạn.

Những ai có thẩm quyền quyết định giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?

Tại Điều 40 Nghị định 23/2022/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền quyết định giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:

Thẩm quyền đề nghị giải thể và quyết định giải thể doanh nghiệp
1. Thẩm quyền đề nghị giải thể doanh nghiệp:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu;
c) Cơ quan thanh tra, kiểm toán, thuế hoặc các cơ quan chức năng khác của Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền, phát hiện doanh nghiệp rơi vào tình trạng phải giải thể.
2. Thẩm quyền quyết định giải thể doanh nghiệp:
a) Đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, Thủ tướng Chính phủ quyết định giải thể trên cơ sở đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và bộ quản lý ngành.
b) Đối với doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định giải thể doanh nghiệp.

Như vậy, Thủ tướng Chính phủ và cơ quan đại diện chủ sở hữu có thẩm quyền quyết định giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Trân trọng!

Điều kiện thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Điều kiện thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Hỏi đáp Pháp luật
Các điều kiện xem xét thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ? Ai có thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải có vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Điều kiện thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
1,035 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Điều kiện thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào